Vật Lý 10-chuyển động cơ!

M

microtek10420

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/Mình nghe thầy giảng trên lớp là có 2 hệ tọa độ là hệ 2 trục Ox, Oy và hệ 3 trục là Ox, Oy, Oz vậy khi nào thì dùng hệ 2 trục và khi nào dùng hệ 3 trục, cho ví dụ cụ thể nhé! :D
2/Khi nào ta biết quỹ đạo của vật đã được xác định hay nói cách khác là đề ghi như thế nào thì biết vật đã có quỹ đạo?
3/Để xác định vị trí của vật trong không gian ta cần thực hiện theo các bước cụ thể nào?
4/Để xác định thời gian trong chuyển động ta cần làm theo các bước cụ thể nào?
TRẢ LỜI ĐƯỢC CÂU NÀO THÌ TỐT CÂU ĐÓ NHÉ ;)
 
C

congratulation11

1/Mình nghe thầy giảng trên lớp là có 2 hệ tọa độ là hệ 2 trục Ox, Oy và hệ 3 trục là Ox, Oy, Oz vậy khi nào thì dùng hệ 2 trục và khi nào dùng hệ 3 trục, cho ví dụ cụ thể nhé! :D
2/Khi nào ta biết quỹ đạo của vật đã được xác định hay nói cách khác là đề ghi như thế nào thì biết vật đã có quỹ đạo?
3/Để xác định vị trí của vật trong không gian ta cần thực hiện theo các bước cụ thể nào?
4/Để xác định thời gian trong chuyển động ta cần làm theo các bước cụ thể nào?
TRẢ LỜI ĐƯỢC CÂU NÀO THÌ TỐT CÂU ĐÓ NHÉ ;)

Câu 1/ Chuyển động của vật rắn nói chung được phân làm 2 loại cơ bản: chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay.
Thường người ta dùng Oxy cho loại tịnh tiến. Còn Oxyz thì dùng cho loại chuyển động quay.

Vd: Với chuyển động quay, có thành phần vận tốc góc, gia tốc góc là đại lượng vecto có hướng vuông góc với mp chuyển động quanh tâm (mp chứa $\vec r$ là vecto bán kính, và $\vec v$ là vecto vận tốc dài)

Tuy nhiên không phải lúc nào cũng áp đặt, dập khuôn như vậy. Cái kiểu hệ toạ độ này khi dùng nhiều sẽ quen, và biết ngay nên dùng loại nào để khảo sát. Nếu gặp các đại lượng cần khảo sát nằm trong mp hay không gian thì ta sẽ có hướng lựa chọn loại Oxy hay Oxyz cho phù hợp.

Với CT lớp 10 mình đã học thì người ta hay dùng Oxy để khảo sát hơn.

Câu 2/ Về phần xác định quỹ đạo:

+) Sẽ có 1 số bài toán đề cho dạng quỹ đạo luôn:

Vd: Một chất điểm chuyển động thẳng đều...., Một người đi xe đạp với vận tốc không đổi quanh 1 vòng xuyến....

+) Cũng có một số đề không nói "thẳng" mà phải nhờ vào đặc điểm, tính chất của hệ chuyển động.

Vd: Giữ một vật ở trên đỉnh dốc phẳng, nghiêng 1 góc $\alpha$ so với mp ngang. Buông nhẹ cho vật chuyển động không vận tốc đầu....

---> Đề không nói dạng quỹ đạo, nhưng ta hiểu luôn là vật sẽ chuyển động thẳng từ đỉnh dốc xuống chân dốc nếu lực ma sát nghỉ không quá lớn để thắng được thằnh phần trọng lực theo phương mp nghiêng tác dụng lên vật.

3/ và 4/ Cái này mình nhớ đã được đề cập trong SGK rồi mà. Bạn xem lại nhé!
 
S

saodo_3

1/Mình nghe thầy giảng trên lớp là có 2 hệ tọa độ là hệ 2 trục Ox, Oy và hệ 3 trục là Ox, Oy, Oz vậy khi nào thì dùng hệ 2 trục và khi nào dùng hệ 3 trục, cho ví dụ cụ thể nhé! :D
2/Khi nào ta biết quỹ đạo của vật đã được xác định hay nói cách khác là đề ghi như thế nào thì biết vật đã có quỹ đạo?
3/Để xác định vị trí của vật trong không gian ta cần thực hiện theo các bước cụ thể nào?
4/Để xác định thời gian trong chuyển động ta cần làm theo các bước cụ thể nào?
TRẢ LỜI ĐƯỢC CÂU NÀO THÌ TỐT CÂU ĐÓ NHÉ ;)

1) Vật chuyển động trong 1 mặt phẳng thì dùng hệ 2 trục thôi, còn chuyển động phức tạp thì dùng hệ 3 trục.
Các bài tập của chúng ta đều dùng hệ 2 trục hết.

Ví dụ: Các bài nếm xiên, ném ngang, quỹ đạo vật đều nằm trong 1 mặt phẳng.

Chuyển động phức tạp như chuyển động xoắn kiểu lò xo chẳng hạn, khi đó phải dùng 3 trục tọa độ để xét.

2) Vật nào cũng có quỹ đạo cả. Khi ta biết phương trình chuyển động của vật nghĩa là biết quỹ đạo của nó luôn.

Vật chỉ chuyển động theo 1 trục tọa độ, ví dụ chuyển động đều, rơi tự do, va chạm...thì quỹ đạo thẳng.

Vật chuyển động theo 2 trục tọa độ như ném xiên, ném ngang, chuyển động của con lắc,....khi biết phương trình theo phương Ox và phương trình theo phương Oy là biết được quỹ đạo.

Tóm lại, tại một thời điểm bất kì ta đều biết tọa độ của vật thì nghĩa là chúng ta có thể xây dựng được phương trình quỹ đạo vật.

3) Muốn xác định vị trí của vật trong không gian cần biết tọa độ của nó.

Muốn biết tọa độ theo từng phương, ta cần biết phương trình chuyển động của chúng theo các phương.

Với bài toán ném xiên ta luôn có pt theo phươn x và pt theo phương y. Với các bài toán chuyển động 1 phương chỉ cần biết pt theo 1 phương là được.

4) Muốn biết được thời gian chuyển động cần xác định thời điểm đầu và thời điểm cuối.
 
Top Bottom