Vật lí Vật lý 10- BT về công

T

truongliver

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một lò xo có độ cứng k=100N/m có 1 đầu buộc vào một vật có khối lượng m=10 kg nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng là 0,2. Lúc đầu lò xo chưa biến dạng. ta đặt vào đầu tự do của lò xo 1 lực F nghiêng 30 độ so với phương nằm ngang thì vật dịch chuyển chậm 1 khoảng s=0,5m. Tính công thực hiện bởi F.
Rõ ràng thì nếu cái phần "Vật dịch chuyển chậm" mà coi là chuyển động đều không gia tốc thì dễ quá.... :p :p :p
Các bạn giúp mình cách giải nếu nó có gia tốc nhé
 
G

galaxy98adt

Một lò xo có độ cứng k=100N/m có 1 đầu buộc vào một vật có khối lượng m=10 kg nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng là 0,2. Lúc đầu lò xo chưa biến dạng. ta đặt vào đầu tự do của lò xo 1 lực F nghiêng 30 độ so với phương nằm ngang thì vật dịch chuyển chậm 1 khoảng s=0,5m. Tính công thực hiện bởi F.
Nếu chỉ đơn giản là tính công của lực tác dụng thì sẽ chỉ là $A_F = F cos\ \alpha.S$ với $\alpha$ là góc giữa vecto lực với mặt nằm ngang.
Còn nếu tính công có ích thì ta có: $A_i = (F cos\alpha - F_{đh} - F_{ms}).S$
 
Last edited by a moderator:
D

duclk

Một lò xo có độ cứng k=100N/m có 1 đầu buộc vào một vật có khối lượng m=10 kg nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng là 0,2. Lúc đầu lò xo chưa biến dạng. ta đặt vào đầu tự do của lò xo 1 lực F nghiêng 30 độ so với phương nằm ngang thì vật dịch chuyển chậm 1 khoảng s=0,5m. Tính công thực hiện bởi F.
Rõ ràng thì nếu cái phần "Vật dịch chuyển chậm" mà coi là chuyển động đều không gia tốc thì dễ quá.... :p :p :p
Các bạn giúp mình cách giải nếu nó có gia tốc nhé

Trong trường hợp này ta xem vật chuyển động nhanh dần điều, với gia tốc a biến đổi it trong một đơn vị thời gian.
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật m
Chiếu các lực lên phương chuyển động.
[tex] Fcos \alpha - F_d_h - F_ms = ma [/tex]
[tex] Fcos \alpha = F_(dh) + F_ms +ma [/tex] (1)
Từ lúc kéo đến quãng đường la s = 0.5m
Ban đầu vật chưa chuyển động v_0 = 0 m/s
Vật di chuyển đoạn đường s = 0,5m sẽ có vận tốc là v_1
Dùng công thức độc lập thời gian [tex] v^2_1 - v^2_0 = 2as [/tex]
[tex] \Rightarrow a = \frac{v^2_1}{2s} [/tex]
Thay vào phương trình (1) ta sẽ tìm được được F
Dùng công thức tính công [tex] A = Fcos\alpha .cos \beta .s [/tex] [tex] \beta [/tex] là góc hớp bởi F vs S
Ngoài ra ta có thể sử dụng độ biến thiên động năng để giải để tìm công của lực F
[tex] \frac{1}{2}m.v^2_1 - \frac{1}{2}.m.v^2_0 = A_F - A_ms - A_(dh) [/tex]
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom