[Vật lý 10]BT sgk

L

lonelystar79

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người ơi cho mình hỏi cái này!!!Mọi người giải thích kĩ hộ mình nhé...mình kém môn này lắm>~<

Câu 1:
Trong dân gian trước đây thường dùng câu "vụng chẻ khỏe nêm"để nói về tác dụng của cái nêm trong việc chẻ củi.Nêm là một vật cứng có tiết diện hình tam giác nhọn,được cắm vào khúc củi như hình vẽ.Tại sao gõ mạnh búa vào nêm thì củi bị bửa ra ?
346ca7d9a2eeac20f6aab7f83a209fb4_48146329.1408122133.jpg
[/url][/IMG]

Câu 2:
Tìm hợp lực của 4 lực đồng quy trong hình vẽ:
$F_1=5N$,$F_2 = 3N$,$F_3=7N$;$F_4=1N$

710fc6bae0481ea75c62568098ed0111_48146609.1408122134001.jpg
[/url][/IMG]

Câu 3:
Một chiếc mắc áo treo vào điểm chính giữa dây thép AB.Khối lượng tổng cônggj của mắc và áo là 3kg.
AB=4m
CD=10cm
tính lực kéo mỗi nửa sợi dây ?
80ceee362834dfd2fbbafe66b5bbadea_48146777.1408122135.jpg
[/url][/IMG]

Ảnh cuối tớ k chỉnh xuôi đk...Mọi người cố giúp tớ nhé^^thanks
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenvy2097

Câu 1:Khi ta tác dụng một lực F vào cái nêm theo phương thẳng đứng,do cấu tạo của nêm như hình 13.9 nên lực tác dụng vào nêm bị phân tích thành hai thành phần lực [TEX]F_{1}[/TEX] và [TEX]F_{2}[/TEX] vuông góc với 2 mặt nêm sao cho [TEX]\underset{F}{\rightarrow}[/TEX] = [TEX]\underset{F_{1}}{\rightarrow}[/TEX] + [TEX]\underset{F_{2}}{\rightarrow}[/TEX]
Do phương của lực [TEX]F_{1}[/TEX] và [TEX]F_{2}[/TEX] như hình nên có tác dụng tách củi ra làm hai dễ dàng hơn khi tác dụng lực F trực tiếp vào củi không thông qua góc nêm.Vì vậy người ta có câu "vụng chẻ khỏe nêm" để nói lên tác dụng của nêm trong việc chẻ củi
 
N

nguyenvy2097

Câu 2 Vì [TEX]F_{1}[/TEX] và [TEX]F_{3}[/TEX] cùng phương nên ta tổng hợp 2 vecto này trước
[TEX]F_{13}=F_{3}-F_{1}=7-5=2N[/TEX]
Tương tự ta tổng hợp [TEX]F_{2}[/TEX] và [TEX]F_{4}[/TEX]
[TEX]F_{24}=F_{2}-F_{4}=3-1=2N[/TEX]
Ta thấy [TEX]F_{13}[/TEX] có phương chiều trùng với [TEX]F_{3}[/TEX] ,[TEX]F_{24}[/TEX] có phương chiều trùng với [TEX]F_{2}[/TEX]
\Rightarrow [TEX]F_{1234}[/TEX]=[TEX]\sqrt{F_{13}^{2}}+\sqrt{F^{2}_{24}}=\sqrt{2^{2}+2^{2}}=2\sqrt{2} N[/TEX]
 
N

nguyenvy2097

Câu 3
Trọng lực tác dụng vào mắc áo:p=mg=10.3=30N
Vì mắc áo ở vị trí cân bằng nên tổng hợp lực tác dụng vào nó bằng 0:[TEX]\underset{P}{\rightarrow} + \underset{T_{1}}{\rightarrow} + \underset{T_{2}}{\rightarrow}=0[/TEX]
Chiếu phương trình lên trên phương thẳng đứng chiều dương hướng xuống dưới,ta có:
[TEX]P-T_{1}.cos a-T_{2} cos a=0[/TEX](1)
Trong đó a là góc ADC
gif.latex

gif.latex

Thế (2) vào (1) ta được:
gif.latex

Mà móc treo vào chính giữa sợi dây nên lực căng dây trên 2 nửa sợi dây bằng nhau hay
gif.latex

gif.latex

Vậy lực kéo của mỗi nửa sợi dây bằng 300N
 
L

_libera_

1) Cấu tạo của thân cây gồm những mạch gỗ liên kết với nhau. Liên kết này tương đối là yếu, vì vậy theo lí thuyết thì việc tách những thớ gỗ này ra với nhau (tức bổ dọc thân gỗ) tương đối đơn giản. Còn việc cưa ngang thân gỗ thì sẽ khó (vì phải cắt ngang sợi gỗ).

Việc chẻ gỗ gặp khó khăn chủ yếu do ma sát giữa gỗ với các dụng cụ chẻ. Cái nêm góp phần làm giảm ma sát (bằng cách giảm áp lực). Mặt nêm càng nhẵn thì chẻ củi càng dễ dàng.

Hơn nữa nêm cũng có tác dụng tạo momen để tách cách thớ gỗ ra với nhau. (Dao và các dụng cụ dẹt không thể làm được vì các sợi gỗ cũng tương đối dẻo).
 
Last edited by a moderator:
L

_libera_

Hình như tác giả bài giải trên bị nhầm lẫn trong lúc chiếu rồi. Nếu [TEX]a[/TEX] là góc CBD thì phép chiếu (lên phương thẳng đứng) phải là [TEX]T_1sina + T_2sina - P = 0[/TEX] chứ nhỉ.
 
L

lonelystar79

Hình như tác giả bài giải trên bị nhầm lẫn trong lúc chiếu rồi. Nếu [TEX]a[/TEX] là góc CBD thì phép chiếu (lên phương thẳng đứng) phải là [TEX]T_1sina + T_2sina - P = 0[/TEX] chứ nhỉ.

Góc đấy là góc ADC.Mà bạn ơi cho mình hỏi cái pt kia thiết lập thế nào>~<
 
S

songthuong_2535

Bạn ơi!!!Có chỗ này mình hỏi chút...cái pt này đk suy ra như thế nào?tớ thanks trước

Thực ra cái này đơn giản thôi bạn. Biểu thức bên trên bạn gì đó viết ấy là dạng véc tơ nên bạn ấy đã chiếu nó lên trục Ox để làm mất dấu véc tơ đi. Về cách chiếu thì bạn cần vẽ hình cụ thể ra. Bạn kia chọn chiều dương là chiều chuyển động thì bạn nên nhớ là cứ lực nào ta biểu diễn trên hình mà nó có hướng hướng về chiều dương thì mang dấu (+), còn ngược chiều dương thì mang dấu (-). Ví dụ như lực ma sát luôn cản trở chuyển động thì khi chiếu lên trục, nó luôn mang dấu âm.
 
Top Bottom