gõ latex mệt quá! nên không gõ đâu!
Bạn phải biết quy ước này mới giải toán được: khi chiều cao của cột thủy ngân là
h (cm) thì sẽ tương ứng với áp suất khi cột thủy ngân đặt thẳng đứng tác dụng lên 1 đơn vị điện tích là
h cmHg. Dữ liệu bạn cho hơi lớn, minh sửa cái chiều cao cột thủy ngân lại thành 119 mm ha!
b1: vẽ hình
b2: mình gọi chiều cao cột không khí ở trường hợp a) là L1=163mm, trường hợp b) là L2=118mm.
b3: khi cột thủy ngân nằm cân bằng (trường hợp a) thì áp lực gây nên bởi áp suất (của lượng khí trong bình) sẽ phải bằng
áp lực do áp suất khí quyển gây ra trừ đi áp lực do áp suất của cột thủy ngân gây ra. Ta có p1=p0 - h
b4: Khi cột thủy ngân nằm cân bằng (trường hợp b) thì áp lực gây nên bởi áp suất (của lượng khí trong bình) sẽ phải bằng áp lực do áp suất khí quyển gây ra cộng với áp lực do áp suất của cột thủy ngân gây ra. Ta có p2=p0 + h.
b5: áp dụng định luật bôilo...cho (p1, V1= S * L1, T) và (p2, V2= S * L2) bạn sẽ ra đap án thôi.
lưu ý: thể tích thì bằng chiều cao nhân với diện tích đáy (nói ra cho kĩ thoai ấy mà!)
áp lực thì bằng áp suất nhân với diện tích bị ép
khi ống nằm xiên so với phương ngang góc anpha thì áp suất do cột thủy ngân gây ra phải được tính : h'=h * sin(anpha)
áp suất khí quyển gây nên áp lực theo mọi phương (không phải chỉ từ trên xuống đâu bạn à! hai bên và cả dưới lên nữa đó nhé!)
Hi vọng mình không nói dài dòng................
