Cách khác.
Gọi vận tốc trước khi chạm đất 1s là u, vận tốc sau 0,5 s là u+0,5g. Vận tốc lúc chạm đất là [TEX]u+g[/TEX]
Vì vận tốc là hàm bậc nhất theo thời gian nên:
Vận tốc trung bình trong 0,5s trước khi chạm đất là:
[TEX]v_{tb2} = \frac{2u+1,5g}{2} = u+0,75g[/TEX]
Vận tốc trung bình trong khoảng 0,5 s trước đó là:
[TEX]v_{tb1} = u + 0,25g[/TEX]
Ta phải có [TEX]v_{tb2} = 2v_{tb1} \Leftrightarrow u+0,75g = 2u+0,5g[/TEX]
Vậy [TEX]u = 0,25*g [/TEX]
Khoảng thời gian vật chuyển động trước đó:
[TEX]T = \frac{u}{g} = 0,25s[/TEX]
Vậy vật đã rơi 1,125s cho đến khi chạm đất.
[TEX]h = \frac{gt^2}{2} = 7,8 m[/TEX]