[Vật lý 10] Bài tập

C

chuonggio1025

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mình có một số bài tập cần gấp nhờ các bạn giải giúp thank nhiều
Bài 1: Một con kiến bò xa tổ theo một đường thẳng. Vận tốc của nó có độ lớn tỉ lệ nghịch với khoảng cách đến tâm tổ. Khi kiến ở điểm A cách tâm tổ l1=1m thì vận tốc của nó là 2cm/s. Sau bao lâu nó đến điểm B cách tâm tổ l2=2m?
Bài 2: Một ô tô chuyển đông theo đường thẳng nằm ngang trong mưa, các hạt mưa rơi theo phương thẳng đứng với vận tốc không đổi. Biết rằng vận tốc của ô tô là v1=36km/h, mưa rơi trên kính phía trước với số hạt là N1=200(hạt/s), khi ô tô có tốc độ 72km/h thì số hạt lúc này là N2=300(hạt/s). Hỏi nếu ô tô dừng lại thì có bao nhiêu số hạt rơi vào kính trong một giây?
Bài 3: Thanh AB dài l=căn3(m) được gắn với hai ổ trượt ở hai đầu A,B có thể di động trên hai thanh cố định Ox, Oy vuông góc với nhau. Ổ A chuyển động với tốc độ không đổi v1=30căn3 . Tính gia tốc của trung điểm M của thanh lúc A cách O một đoạn l/2
Bài 4: Một chất điểm bắt đầu chuyển động từ điểm A0(x0;0) theo chiều dương của trục Ox với gia tốc không đổi a1 . Cùng lúc, chất điểm thứ hai từ điểm B0(y0;0) cũng bắt đầu chuyển động theo chiều dương của trục Oy với gia tốc không đổi a2 . Hỏi sau bao lâu hai chất điểm lại gần nhau nhất và tính khoảng cách giữa chúng lúc đó?
Bài 5: Từ độ cao h1,h2 người ta ném cùng lúc hai vật có khối lượng m1,m2 (xem như hai chất điểm) theo phương ngang với các vận tốc tương ứng là v1,v2 . Vật thứ hai chạm đất tại B, va chạm đàn hồi với đất, nẩy lên và rơi xuống chạm đất lần thứ hai tại A cùng thời điểm với vật thứ nhất. Biết h2=20m , lấy g=10m/s^2 . Tìm h1 và tỉ số v1/v2

Bài 6: Hãy giải bài toán ném xiên của một vật nhỏ trong trọng trường( tìm pt chuyển động, độ cao cực đại và thời gian đạt đến độ cao cực đại), nếu trong thời gian chuyển động vật chịu tác dụng của một lực cản tỷ lệ với vận tốc.
Bài 7: Một thanh cứng đồng chất hình thước thợ, có khối lượng m đặt trên mặt phẳng nằm ngang nhẵn. một cạnh của thanh có chiều dài L, cạnh kia có chiều dài 2L. Tác dụng
lên thanh một xung lực X theo phương ngang vào một
đầu của cạnh ngắn và vuông góc với nó.
a, Tìm vận tốc góc của thanh sau khi tác dụng xung lực.
b, Ngay sau khi tác dụng xung lực, thanh sẽ quay quanh
tâm quay tức thời. Tìm vị trí tâm quay đó.
 
T

thienxung759

Bài 1 áp dụng công thức tìm gia tốc, sau đó tìm thời gian.

Bài 2.
12.jpg

[TEX]V_1[/TEX] là vận tốc hạt mưa so với đât.
[TEX]V_2[/TEX] là vận tốc của đất so với ô tô.
[TEX]V_3[/TEX] là vận tốc hạt mưa so với ô tô.
Gọi S là khoảng cach giữa hai hạt mưa (S rất nhỏ và không đổi).
Khi đó [TEX]N = \frac{S}{V_3}[/TEX] (1)
Khi vận tốc ô tô là 10m/s.
[TEX]200 = \frac{S}{\sqrt[]{V_1^2 + V_2^2}}[/TEX]
Khi vận tốc ô tô là 20m/s.
[TEX]300 = \frac{S}{\sqrt[]{V_1^2 + (2V_2)^2}}[/TEX]
Chia hai vế:
[TEX]\frac{\sqrt[]{V_1^2 + 4V_2^2}}{V_1^2+V_2^2} = \frac{3}{2}[/TEX]
Vậy [TEX]\frac{V_1^2}{V_2^2} = \frac{7}{5}[/TEX]
Hay [TEX]V_1 = 11,8 m/s [/TEX]
Vận tốc hạt mưa là 11,8 m/s.
[TEX]V_3 = 15,467[/TEX]
Khi ô tô đứng yên.
[TEX]N = \frac{S}{11,8}[/TEX]
Lập tỉ số với (1) tính được [TEX]N = 153[/TEX] hạt.

Bài 3:
Tại thời điểm đang xét, thanh quay quanh tâm quay tức thời I (đối xứng với O qua M) với tốc độ góc:
[TEX]\omega = \frac{V_A}{OB} [/TEX]
Trong đó [TEX]OB = \frac{3}{2} m[/TEX]
Vậy [TEX]\omega = 0,2\sqrt[]{3} rad/s[/TEX]
M là trung điểm và cũng là khối tâm.
Khoảng cách từ tâm quay đến trục quay của khối tâm là:
[TEX]d = MO = \frac{L}{2}[/TEX]
Ta có: [TEX]a = \omega^2d = 0,06\sqrt[]{3} m/s^2[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom