[Vật lý 10] Bài tập về chất khí

V

vuhanhtc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn giúp mình 2 bài tập về chất khí này với:

Bài 1:
Một ống thuỷ tinh hình trụ kín 2 đầu có chiều dài 1m, bên trong chứa một cột thuỷ ngân dài 20cm, Khi ống nằm ngang cột thuỷ ngân ở chính giữa ống. Tính chiều dài của cột khí ở mỗi phần của ống trong các trường hợp sau:
a) Dựng đứng ống thuỷ tinh
b)Ống thuỷ tinh nghiêng góc 30(độ)
(Biết lượng khí trong ống là xác định không đổi, quá trình biến đổi trạng thái coi như đẳng nhiệt)

Bài 2:
Trong ống tôriceli của áp kế khí quyển có chiều cao 1m ( phần ló ra ngoài ống thuỷ ngân). Do có không khí lọt vào trong ống nên áp kế chỉ sai. Ở áp suất 760mmHg, nhiệt độ là 47(độ C), cột thuỷ ngân cao 32cm. Hỏi vẫn ở áp suất đó nhưng nhiệt độ là 27(độ C) thì cột thuỷ ngân có chiều cao là bao nhiêu?


Hai bài này mình thực sự không hiểu mong các bạn giúp đỡ... Cảm ơn nhiều.........
 
T

thaoteen21

tl

bài 1:
gọi l=20cm=200mm là chiều dài cột thủy ngân,lo=1m=100cm=1000mm là chiều dài ống thủy tinh
a) dựng ống thẳng đứng
cột kk trong ống có thể tích V1=S .l1 và p1=p0+l =750+200=950mmHg
áp dụng ĐL bôi lơ mariot:
P1V1=PoVo\Rightarrow l1=$\dfrac{p0.lo}{p1}$=$\dfrac{750.1000}{950}$=789,47 mm
b)ống thủy tinh nghiêng 30 độ
* TH1: miệng ống thủy hướng lên trên
cột kk trong ống có thể tích
V2=S.l2 và p2=po+h=p0+l.sin 30=750+200.0,5=850 mmHg
áp dụng ĐL bôi lơ mariot:p2V2=PoVo
\Rightarrow l2=$\dfrac{po.lo}{p2}$=$\dfrac{750.1000}{850}$=882,35mm
*TH2:miệng ống hướng xuống dưới
cột kk trong ống có thể tích
v3=S.l3 và P3=Po-h=p0-l.sin 30=750-200.0,5=650 mmHg
áp dụng ĐL bôi lơ mariot:p3V3=PoVo
\Rightarrow l3=$\dfrac{p0.lo}{p3}$=$\dfrac{750.1000}{650}$=1153,84mm> lo
\Rightarrow vậy ko có TH này
---> bài này đúng rồi đó bạn.mjh nghiên cứu kĩ lắm rùi đó
____________________________---
 
V

vuhanhtc

Mình cũng thấy đúng nhưng mà cái trường hợp nghiêng góc 30 độ, người ta cho cái ống thuỷ tinh kín hai đầu thì làm sao phân biệt được miệng ống..............
Với lại có bạn nào biết bài 2 thì làm ơn cho mình xin cách giải lun nha.......
 
Last edited by a moderator:
C

cry_with_me

Thể tích lượng khí trong ống ban đầu :

$V=S.h_1 = (100-32)S=68S$

Áp suất ban đầu của lượng khí trong ống:

$p_1 = 76-32=44 (cmHg)$

ta có:

$n = \dfrac{p_1V_1}{RT_1} = \dfrac{p_2V_2}{RT_2}$

Trong đó n: số mol khí chứa trong ống trước và sau

$\rightarrow \dfrac{p_1.S.h_1}{T_1} = \dfrac{p_2.S.(h_1 - a)}{T_2}$

Mà $p_2 = p_1 + a$

$\rightarrow (p_1 + a)(h_1 -a) = p_1h_1.\dfrac{T_2}{T_1}$

$T_1=320^oK$

$T_2 = 300^oK$

$h_1 = 68$

$p_1 = 44$

Tới đây thì nhân tung nó ra rồi giải pt bậc 2 ạ

các anh chị còn sướng nhé, em phải phân tích đa thứ thành nhân tử, đưa về pt tích rồi mới ra nghiệm cơ
lớp trên chỉ việc ấn thui à :(
 
Top Bottom