[Vật Lý 10] Bài tập rơi tự do!

M

moon_angel

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Vật lí 10 chương 1

Một vật rơi tự do từ độ cao 600m so với mặt đất. Lấy vận tốc lúc ném vật là 10m/s; g=10m/s^2
a/ Tính thời gian để vật chạm đất
b/ Tính vận tốc trung bình trong 2s đầu tiên
c/ Tính quãng đường đi được trong 2s cuối cùng
 
M

mohu

vật lý 10 - rơi tự do

một vật được ném thẳng lên trên với vận tốc có độ lớn là 50 m/s. bỏ qua lực cản không khí, lấy g = 10 m/s2/ vật sẽ rơi trở lại mặt đất trong tgian ?
 
T

thamtu_shinichikudo2

Bài tập Lý 10

Câu 1: Hai giọt nước rơi ra khỏi ống nhỏ giọt cách nhau 0,5s. Lấy g=10m/ s^2.
a, Tính khoảng cách giữa hai giọt nước sau khi giọt trước rơi đc 0,5s; 1s; 1,5s.
b, Hai giọt nước tới đất cách nhau một khoảng thời gian bao nhiêu?
Câu 2: Một máy bay bay vòng trong một mặt phẳng nằm ngang với vận tốc 800km/h. Tính bán kính nhỏ nhất của đường vòng để gia tốc của máy bay không quá 10 lần gia tốc trọng lực g (lấy g= 9,8 m/ s^2)
 
V

vuhanhtc

[Vật Lý 10] Chuyển động rơi tự do.

Giúp mình bài này với. Câu b ý. Học chưa kỹ nên nghĩ mãi không ra.

Đề bài: Một vật thả rơi tự do không vận tốc đầu. Lấy g=10m/$s^2$
a) Tính đoan đường mà vật rơi được trong giây thứ 7
b) Trong 7 giây cuối cùng vật rơi được 385m. Xác định thời gian rơi của vật.
Các bạn giúp mình nha......Thanks nhìu ...........
 
L

lovechemical

Giúp mình bài này với. Câu b ý. Học chưa kỹ nên nghĩ mãi không ra.

Đề bài: Một vật thả rơi tự do không vận tốc đầu. Lấy g=10m/$s^2$
a) Tính đoan đường mà vật rơi được trong giây thứ 7
b) Trong 7 giây cuối cùng vật rơi được 385m. Xác định thời gian rơi của vật.
Các bạn giúp mình nha......Thanks nhìu ...........


a/ quang duong roi trong 8s dau

S=1/2 g.t^2= 5.8^2= 320 m

quang duong roi trong 7s

S'=1/2 g. t^2= 5.7^2=245 m

=> quang duong roi trong giay thu 7

@S= S - S' = 320- 245= 75m

b/

thời gian rơi trước 7s cuối : t'= t-7 (s)

Quãng đường vật rơi nói chung

S=1/2g.t^2= 5.t^2 (m) (1)

Quãng đường vật rơi truoc 7s cuối

S" = 1/2g. (t-7)^2 (2)

trừ (1) cho (2) ta có

S- S"= 5.t^2 - 5.(t-7^2= 385

<=> t= 9s
 
V

vuhanhtc

[Vật Lý 10]

Bài 1) Một hòn đá rơi tự do từ miệng một giếng sâu 50m. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc buông hòn đá người quan sát nghe thấy tiếng động( do sự va chạm giữa hòn đá và đáy giếng). Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s . Lấy g=10m/$s^2$.

Bài 2: Các giọt nước rơi từ mái nhà xuống sau các khoảng thời gian như nhau. Khi giọt thứ nhất vừa chạm đất thì giọt thứ năm bắt đầu rơi. Timf khoảng cách giữa các giọt kế tiếp nhau biết mái nhà cao 16m

Bài 3: Một vệ tinh của trái đất chuyển động tròn đều trên vòng tròn đồng tâm với trái đất có bán kính r=R+h với R=6400km là bán kính trái đất và h là độ cao của vệ tinh so với mặt đất. Biết ở mặt đất gia tốc trọng lực là gm=9.8m/$s^2$ , còn ở độ cao h gia tốc là g=gm$(R/R+h)^2$. Vận tốc dài của vệ tinh là 11000 km/h. tính độ cao h và chu kì quay của vệ tinh.

Bài 4: Trái đất quay quanh Mặt trời theo một quỹ đạo coi như tròn có R= 1,5.$10^8$km. Mặt trăng quay xung quanh Trái Đất theo một quỹ đạo xem như tròn có r=3,8.$10^5$km.
1) Tính quãng đường trái đất vạch được trong thời gian Mặt trăng quay đúng một vòng(1 tháng âm lịch)
2) Tính số vòng quay của mặt trăng quanh trái đất trong thời gian trái đất quay đúng một vòng (1 năm). Cho chu kì quay của trái đất và mặt trăng là: TĐ=365,25 ngày ; MT=27,25 ngày.

Đây là một số bài ôn tập chương mà mình chưa làm được bạn nào biết chỉ giúp mình nha.............. thanks nhiều..........!!!
 
Last edited by a moderator:
P

pety_ngu

bài 1 : http://diendan.hocmai.vn/showpost.php?p=1617203&postcount=3
bài 3

Gọi khối lượng vệ tinh là m
=> Lực hấp dẫn tác dụng vào vệ tinh là
F = m.g0 = m.g.R^2/(R+h)^2
Mặt khác ta có lực hấp dẫn chính là lực gây ra gia tốc hướng tâm cho vệ tinh
F = m.aht = m.v^2/(R+h)
=> m.g.R^2/(R+h)^2 = m.v^2/(R+h)
=>R+h = g.R^2/v^2
Từ đây tính ra h rồi suy ra chu kì T = 2pi.(R+h)/v
(chú ý là phải đổi các đơn vị cho thống nhất, nên đổi v về m/s và R về m)
nguồn nét
 
Y

youngfairy_tn_9x

Góp vui tí
Bài 2: Ta có: y = 1/2.g.(t^2) = 16
=> t^2 = 3.2631 => t = 1.8064(s)
Vậy: khoảng cách giữa các giọt mưa kế tiếp nhau là 1.8064/4 = 0.4516(s)
 
Last edited by a moderator:
Y

youngfairy_tn_9x

Chọn trục tọa độ trùng quỹ đạo chuyển động, chiều (+) hướng lên, gốc thời gian là lúc bắt đầu ném vật (đề bài bạn không ghi là ném vật ở độ cao h nào đó nên mình chọn gốc ở mặt đất)
Để cho đơn giản, có thể chia chuyển động của vật thành 2 giai đoạn

Giai đoạn 1: Từ thời điểm ném vật đến khi vật đạt độ cao max (vật chuyển động chậm dần đều)
PTCĐ: y1 = 50t - 1/2*10*t1^2 (1)
PTVT: v1 = 50 - 10*t1 (2)
(2) => v1 = 50 - 10*t1 = 0 => t1 = 5(s) hay: vật đạt độ cao max sau 5s
Thay t1 = 5 vào (1), có: y1 = 125(m)

Giai đoạn 2: Từ thời điểm vật đạt y max tới lúc chạm đất (vật chuyển động nhanh dần đều)
PTCĐ: y2 = 125 - 1/2*10*t2^2 (3)
Từ (3), khi vật chạm đất, ta có: y2 = 125 - 1/2*10*t2^2 = 0
=> t2 = 5(s)
Vậy: Thời gian kể từ khi ném vật tới khi vật chạm đất là t = t1 + t2 = 5 + 5 = 10s
 
H

happy.swan

Câu 1: Hai giọt nước rơi ra khỏi ống nhỏ giọt cách nhau 0,5s. Lấy g=10m/ s^2.
a, Tính khoảng cách giữa hai giọt nước sau khi giọt trước rơi đc 0,5s; 1s; 1,5s.
dùng công thức rơi tự do => xong
 
S

soibac_pro_cute

cái này bạn chỉ cần tính ném lên dến khi vânk tốc lên là bằng ko là đc sau đó bạn nhân đôi là ra thôi.theo mình đã cm thì vận tốc ban đầu lúc ném lên sẽ bằng vận tốc lúc nó tiếp đất.tức là vừa trước khi tiếp đất lun ấy
 
V

vuhanhtc

Bài 1:
Ở một tầng tháp cách mặt đất 45m , một người thả rơi một vật. Một giây sau người đó ném vật thứ hai xuống theo hướng thẳng đứng. Hai vật chạm đất cùng lúc. Tính vận tốc ném của vật thứ hai. Lấy g=10m/$s^2$

Bài 2:
Một viên bi A được thả rơi từ độ cao 30m. Cùng lúc đó bi B được ném thẳng đứng tử dưới lên với vận tốc 25m/s tới va chạm với A. Chọn trục toạ độ 0y thẳng đứng , gốc ở mặt đất, chiều dương hướng lên, gốc thời gian là lúc 2 bi bắt đầu chuyển động.
1) Lập phương trình chuyển động và phương trình vận tốc của mỗi vật
2) Hai vật có chạm đất cùng lúc hay không? Tính vận tốc lúc chạm đất của mỗi vật.

Mình không biết chuyển động ném( có tác dụng lực) và chuyển động rơi tự do khác nhau ở điểm nào và công thức của nó có giống với rơi tự do hay không? Bạn nào biết thì giúp mình nha!.............thanks nhiu.........
 
A

alexandertuan

Bài 1:
thời gian chạm đất vật một
t= $\sqrt{\dfrac{2h}{g}}$
=3 s
vậy thời gian từ lúc ném đến lúc chạm đất vật 2 là 2s
h=v0t + 5$t^2$
thay h=45 m, t=2s vào để tìm v0
Bài 2:
1) $h_A$=30 -5$t^2$
$h_B$=25t -5$t^2$
2) thời gian chạm đất viên bi A
t= $\sqrt{\dfrac{2h}{g}}$ =$\sqrt{6}$
đối với viên bi B tính thời gian chia làm 2 đoạn
đoạn 1: lên tới đỉnh v=0
0=v0 - gt thay t vào phương trình tính độ cao cực đại
đoạn 2 vật rơi tự do với v0=0 từ độ cao cực đại áp dụng công thức bình thường
t=t đoạn 1 + đoạn 2
khác nhau 1 bên không vận tốc đầu 1 bên có vận tốc đầu. Một bên là luôn nhanh dần đều còn 1 bên thì có thể nhanh dần đều hoặc có 2 chuyển động chậm dần và nhanh dần như bài 2. Công thức thì anh đã làm ở 2 bài trên
 
Top Bottom