[Vật lý 10] Bài tập động lượng

T

tony11b5

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Tại thời điểm t đoàn tàu có vận tốc 36km/h, lực kéo của đầu máy 2.1X10^5 N. Trọng lượng của đoàn tài 5X10^6 N. Hệ số ma sát trượt 0.002. Xác định vận tốc của tàu sau 10s và quãng đường đi được trong 10s đó?
2) Hai xe khối lượng m1=500kg, m2=1000kg khởi hành không vận tốc đầu từ A và B cách nhau 1.5km chuyển động đến gặp nhau. Lực kéo của các động cơ xe lần lượt là 600N và 900N, hệ số ma sát lăn của xe và mặt đường lần lượt là 0.1 và 0.05. Xe 2 khởi hành sau xe 1 một khoảng thời gian 50s. Hai xe gặp nhau lúc nào , và tại đâu?
 
A

anhtrangcotich

1) Tại thời điểm t đoàn tàu có vận tốc 36km/h, lực kéo của đầu máy 2.1X10^5 N. Trọng lượng của đoàn tài 5X10^6 N. Hệ số ma sát trượt 0.002. Xác định vận tốc của tàu sau 10s và quãng đường đi được trong 10s đó?
2) Hai xe khối lượng m1=500kg, m2=1000kg khởi hành không vận tốc đầu từ A và B cách nhau 1.5km chuyển động đến gặp nhau. Lực kéo của các động cơ xe lần lượt là 600N và 900N, hệ số ma sát lăn của xe và mặt đường lần lượt là 0.1 và 0.05. Xe 2 khởi hành sau xe 1 một khoảng thời gian 50s. Hai xe gặp nhau lúc nào , và tại đâu?

Bài 1 sai đề em ạ. Phải cho hệ số ma sát lăn chứ cho ma sát trượt làm chi đâu.

Bài 2.
Áp dụng định luật II cho xe 1.
[TEX]F_{k1} - F_{ms_1} = m_1a_1[/TEX]
[TEX]F_{k1} = 600 N[/TEX]
[TEX]F_{ms_1} = k.m_1g[/TEX]

Áp dụng hoàn toàn tương tự cho xe 2 để tính [TEX]a_2[/TEX]

Có [TEX]a_1, a_2[/TEX] thì lập phương trình chuyển động, hoặc giải chay thôi cũng được.

Nếu lập phương trình chuyển động:

Chọn gốc tọa độ tại vị trí xe 1 xuất phát, gốc thời gian lúc xe 1 xuất phát.
Chiều dương A--->B
Pt xe 1 là: [TEX]x = \frac{a_1t^2}{2}[/TEX]
Pt xe 2 : [TEX]x = 1500 - \frac{a_2(t - \frac{5}{6})^2}{2}[/TEX]
 
A

anhtrangcotich

Thì cho ma sát lăn, em áp dụng định luật II như bài 2 để tìm gia tốc của đoàn tàu thôi.
 
T

tony11b5

1) Xe đang chuyển động với vận tốc 25m/s thì bắt đầu trượt lên dốc dài 50m. Chiều cao dốc 14m. hệ số ma sát 0.25.
a)Tính gia tốc khi xe lên dốc?
b)Xe có lên hết dốc ko? nếu có tìm vận tốc xe ở đỉnh dốc và thời gian lên hết dốc?
2)Một buồng thang máy nặng 1 tấn. Từ vị trí đứng yên ở mặt đất thang được kéo lên theo phương thẳng đứng F kéo không đổi =[tex]12.10^3 N[/tex]
a) Sau bao lâu thì thang máy đi lên được 25m? Khi đó vận tốc thang máy là bao nhiêu?
b)Ngay sau khi đi được 25m trên ta phải thay đổi lực kéo như thế nào để thang máy đi thêm được 20m nữa thì dừng. biết g=[tex]10m/s^2[/tex]
 
L

l94

1) Xe đang chuyển động với vận tốc 25m/s thì bắt đầu trượt lên dốc dài 50m. Chiều cao dốc 14m. hệ số ma sát 0.25.
a)Tính gia tốc khi xe lên dốc?
b)Xe có lên hết dốc ko? nếu có tìm vận tốc xe ở đỉnh dốc và thời gian lên hết dốc?
Hướng dẫn thôi nhé:)
phân tích lực như mấy bài trên ấy, bạn sẽ tìm được gia tốc.
b/áp dụng:[tex]v^2=2aS \Rightarrow S[/tex]
[tex]S<l[/tex] thì lên chưa hết dốc, bằng thì lên đỉnh dốc rồi dừng lại.

2)Một buồng thang máy nặng 1 tấn. Từ vị trí đứng yên ở mặt đất thang được kéo lên theo phương thẳng đứng F kéo không đổi =[tex]12.10^3 N[/tex]
a) Sau bao lâu thì thang máy đi lên được 25m? Khi đó vận tốc thang máy là bao nhiêu?
b)Ngay sau khi đi được 25m trên ta phải thay đổi lực kéo như thế nào để thang máy đi thêm được 20m nữa thì dừng. biết g=[tex]10m/s^2[/tex]
a/. Cũng Phân tích lực tìm được gia tốc, thời gian:[tex]t=\sqrt{\frac{2S}{a}}[/tex]
vận tốc:[tex]v=\sqrt{2aS}[/tex]
b/ Khi đó thang máy chuyển động chậm dần đều, ta có:
[tex]a=\frac{-v}{t}[/tex]
[tex]F-P=-ma \Rightarrow F[/tex]
 
T

tony11b5

b/ Khi đó thang máy chuyển động chậm dần đều, ta có:
[tex]a=\frac{-v}{t}[/tex]?
[tex]F-P=-ma \Rightarrow F[/tex][/QUOTE]
anh ơi ,em không hiểu tìm gia tốc trên, mình chưa có vận tốc và thời gian mà !
 
T

tony11b5

1)Tàu vũ trụ phương đông chuyển động tròn đều quanh trái đất mỗi vòng hết 90phút, tàu bay ở độ cao 320km so với mặt. Tính vận tốc của con tàu (biết bán kính trái đât là 6380 km)
2)Một chiếc xe chuyển động thẳng đều sau 10s đi được 100m, và trong thời gian đó bánh xe quay được 20 vòng. Xác định đường kính bánh xe và vận tốc góc của bánh xe?
 
L

l94

1)Tàu vũ trụ phương đông chuyển động tròn đều quanh trái đất mỗi vòng hết 90phút, tàu bay ở độ cao 320km so với mặt. Tính vận tốc của con tàu (biết bán kính trái đât là 6380 km)
anh ghi cách tính, còn số thì tự thay nhé.
một vòng hết 90ph suy ra chu kì của nó là [tex]T=90.60=5400s[/tex]
vận tốc của con tàu:[tex]v=\frac{2.\pi(h+R)}{T}[/tex]
2)Một chiếc xe chuyển động thẳng đều sau 10s đi được 100m, và trong thời gian đó bánh xe quay được 20 vòng. Xác định đường kính bánh xe và vận tốc góc của bánh xe?


20 vòng tương ứng với [tex]40.\pi[/tex]
vận tốc góc:[tex]\omega=\frac{\phi}{t}=\frac{40.\pi}{10}=4.\pi[/tex]

tổng chu vi của 20 vòng bằng quãng đường đi được:[tex]20.2.\pi.R=100 \Rightarrow R [/tex]
 
T

tony11b5

bài tập phần chuyển động của hệ vật
1) 2 vật A,B có khối lượng là m1, m2 được đặt nằm ngang và được nối với nhau = một sợi dây không dãn có khối lượng nhỏ không đáng kể. Hai vật chuyển động do tác dụng của lực kéo F theo phương nằm ngang vào A.
a. biểu diễn các lực tác dụng vào vật A và B.
b) tính gia tốc a của hệ vật và lực căng của dây với m1=m2=2kg, lực kéo F =10N, g=10 m/s^2. hệ số ma sat k=0.2
2)Một vật có khối lượng m1= 1.6kg nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Vật được nối với một vật khác có khối lượng m2=0.4kg nhờ một sợ dây mãnh không dãn vắt qua một ròng rọc. Bỏ qua ma sát và khối lượng ròng rọc, g=10m/s^2. Tính quãng đường mà vật đi được trong 0.5s và lực căng của dây?
 
L

l94

1) 2 vật A,B có khối lượng là m1, m2 được đặt nằm ngang và được nối với nhau = một sợi dây không dãn có khối lượng nhỏ không đáng kể. Hai vật chuyển động do tác dụng của lực kéo F theo phương nằm ngang vào A.
a. biểu diễn các lực tác dụng vào vật A và B.
b) tính gia tốc a của hệ vật và lực căng của dây với m1=m2=2kg, lực kéo F =10N, g=10 m/s^2. hệ số ma sat k=0.2
các lực tác dụng vào vật A:[tex]\vec{F}+\vec{T}+\vec{P_A}+\vec{N_A}+\vec{F_{mB}}=m_A\vec{a}[/tex]
các lực tác dụng vào vật B:[tex]\vec{T}+\vec{F_{mB}}+\vec{P_B}+\vec{N_B}=m_B\vec{a}[/tex]
Chiếu lên phương chuyển động:
vật A:[tex]F-T-kP_A=m_Aa[/tex]
vật B:[tex]T-kP_B=m_Ba[/tex]
công 2 vế 2 pt ta được:[tex]F-k(P_A+P_B)=(m_A+m_B)a \Rightarrow a[/tex]
có a thế lại tìm T.


2)Một vật có khối lượng m1= 1.6kg nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Vật được nối với một vật khác có khối lượng m2=0.4kg nhờ một sợ dây mãnh không dãn vắt qua một ròng rọc. Bỏ qua ma sát và khối lượng ròng rọc, g=10m/s^2. Tính quãng đường mà vật đi được trong 0.5s và lực căng của dây?
vì m1>m2 nên chuyển động có xu hướng lệch về phía m1.
vì là ròng rọc cố định nên lực căng T 2 bên bằng nhau.

vật m1 chịu tác dụng:[tex]P_1-T=m_1a[/tex]
vật m2 chịu tác dụng:[tex]T-P_2=m_2a[/tex]
cộng 2 vế làm tương tự như câu 1.
tìm được a và t
có a rồi dùng công thức [tex]S=\frac{1}{2}at^2[/tex] tìm quãng đường.
 
Top Bottom