[Vật lý 10] Bài tập định luật bảo toàn động lượng

O

olympuslord

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hai hòn bi cùng khối lượng chuyển động ngược chiều nhau trên cùng một đường thẳng với vận tốc 30 cm/s và 20 cm/s. Tính vận tốc của hai hòn bi sau khi va chạm. coi va chạm là đàn hồi.


bài toán này có ra đáp số là 2 vận tốc tráo đổi cho nhau . ai giải thích tại sao được ko?
 
C

cuongcaubehamchoi

vì va chạm là đàn hồi nên ta xem 2 hòn bi này nằm trong một hệ cô lập ! "bổi va chạm không gây biến dạng hay sinh nhiệt nên ta xem động lượng của hệ trước lúc va chạm cũng bắng động lượng của hệ sau va chạm" điều đó có nghĩa
mv(1)+mv(2)=mv'(1)+mv'(2)=const
ta thấy 2 vế của phương trình trên đối xứng nhau và do va chạm là va chạm chính diện nênv(1)=v'(2) và v(2)=v'(1)
không biết mình làm vậy bạn thấy có được không chắc mình giải vậy là bạn khó hiểu lắm đúng không ? ^^
 
O

olympuslord

nhưng cũng có thể là chúng giữ nguyên vận tốc lắm chứ? có thể là do đàn hồi chăng????????????? vì khối lượng của chúng hoàn toàn giống nhau??

cũng hiểu sơ là cái nhanh hơn nó tác dụng lên hòn kia lớn hơn! nhưng cái đó ai làm giùm dc ko ạ!
 
S

songtu009

Sao không thay vào công thức va chạm nhỉ :|

Tại sao hai hòn bi không giữ nguyên vận tốc thì có thể hiểu thế này.

Khoảng thời gian hai hòn bi chạm nhau, giữa chúng xuất hiện một xung lượng:

[TEX]F\Delta T[/TEX] theo định luật III thì F tác dụng lên mỗi hoàn bi là như nhau. Vậy, xung lượng của mỗi hòn bi là như nhau. Mà xung lượng lại đặc trưng cho độ biến thiên động lượng. Do đó, biến thiên động lượng của chúng bằng nhau.

Hai hòn bi có cùng khối lượng thì biến thiên động lượng bằng nhau nghĩa là biến thiên vận tốc bằng nhau. Hiểu chưa nào :)>-
 
O

olympuslord

Khoảng thời gian hai hòn bi chạm nhau, giữa chúng xuất hiện một xung lượng:

[TEX]F\Delta T[/TEX] theo định luật III thì F tác dụng lên mỗi hoàn bi là như nhau. Vậy, xung lượng của mỗi hòn bi là như nhau. Mà xung lượng lại đặc trưng cho độ biến thiên động lượng. Do đó, biến thiên động lượng của chúng bằng nhau.

à đúng xung lượng! anh giải thích cụ thể cho em về cái xung lượng đi! em đọc sách mà chả hiểu gì cả??@-)@-)
 
S

songtu009

Đặt vấn đề: Một vật có khối lượng lớn, chuyển động chậm, với một vật khối lượng nhỏ, chuyển động nhanh, cùng đập vào tường. Hỏi lực tác dụng trong trường hợp nào lớn hơn...?


Xung lượng là cái xuất hiện trong những va chạm đàn hồi.
Trong va chạm thì sẽ có lực tương tác giữa hai vật. Lực này đóng vai trò là lực cản, làm thay đổi vận tốc các vật.
[TEX]F = ma = m\frac{v}{t} \Rightarrow Ft = mv[/TEX]
Va chạm đàn hồi xảy ra trong một khoảng thời gian rất ngắn. Việc xác định gia tốc không có ý nghĩa gì, người ta đưa ra khái niệm xung lực để xác định lực nén trung bình.

Khái niệm xung lực giải quyết vấn đề này.
 
Top Bottom