[Vật lý 10] Bài tập Cơ học

L

l94

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho hệ cơ học như hình vẽ.Bỏ qua khối lượng và ma sát của ròng rọc. Giữa m1 và m2 có hệ số ms là k, sàn nhẵn k ma sát, dây nối k khối lượng và k dãn.Cho biết lực F có độ lớn bằng tổng trọng lượng của m1 và m2.Tìm điều kiện của tỉ số m1/m2 để
a/m2 trượt dưới m1 về phía trước.
b/m1 trượt trên m2 về phía trước.
3.jpg
 
A

anhtrangcotich

Trở lại rồi đây :))

Gọi lực căng lần lượt là [TEX]T_1, T_2[/TEX]
Vì cùng một dây nên [TEX]T_1 = T_2 = T[/TEX]
Ta có [TEX]F = T_1 + T_2 = 2T[/TEX]
Lực ma sát tác dụng lên hai vật là [TEX]F_m = m_1kg[/TEX]

Với vật 1. [TEX]T - F_m = m_1a_1[/TEX]
Với vật 2. [TEX]T - F_m = m_2a_2[/TEX]

Vậy. [TEX]a_1 = \frac{F-2F_m}{2m_1}[/TEX]
[TEX]a_2 = \frac{F-2F_m}{2m_2} [/TEX]

Lập tỉ số [TEX]a_1/a_2[/TEX]

[TEX]\frac{a_1}{a_2} = \frac{m_2}{m_1} [/TEX]

Nếu tỉ số này lớn hơn 1 thì là vượt lên trước.
Ngược lại thì ngược lại :p
 
L

l94

Trở lại rồi đây :))

Gọi lực căng lần lượt là [TEX]T_1, T_2[/TEX]
Vì cùng một dây nên [TEX]T_1 = T_2 = T[/TEX]
Ta có [TEX]F = T_1 + T_2 = 2T[/TEX]
Lực ma sát tác dụng lên hai vật là [TEX]F_m = m_1kg[/TEX]

Với vật 1. [TEX]T - F_m = m_1a_1[/TEX]
Với vật 2. [TEX]T - F_m = m_2a_2[/TEX]

Vậy. [TEX]a_1 = \frac{F-2F_m}{2m_1}[/TEX]
[TEX]a_2 = \frac{F-2F_m}{2m_2} [/TEX]

Lập tỉ số [TEX]a_1/a_2[/TEX]

[TEX]\frac{a_1}{a_2} = \frac{m_2}{m_1} [/TEX]

Nếu tỉ số này lớn hơn 1 thì là vượt lên trước.
Ngược lại thì ngược lại :p
=.=.Chỗ F ma sát không ổn.
ta luôn có:[tex]\vec{F_{ms1}}=\vec{F_{ms2}}[/tex]
Chiều của 2 lực ma sát chưa khẳng định được vì chưa biết khối nào lớn hơn.
Điều kiện để 2 khối k trượt lên nhau.
[tex]a_1=a_2=\frac{F}{m_1+m_2)}=\frac{(m_1+m_2)g}{m_1+m_2}=g[/tex]
ta có:
[tex]2F_{ms}=(m_1-m_2)a \Rightarrow 2F_{ms}=|m_1-m_2|g[/tex].vì là ma sát nghỉ nên:
[tex] |m_1-m_2|g < 2km_1g[/tex]
phá trị đối ta được 2 trường hợp.
đặt n là tỉ số m1 với m2.
[tex] \Rightarrow (1+2k)^{-1}<n<(1-2k)^{-1}[/tex]
ta lấy kết quả ngược lại là đáp ứng yêu cầu đề bài
a/để m2 trượt dưới m1 thì m2 nhỏ hơn m1 nên:[tex]n>(1-2k)^{-1}[/tex]
b/tương tự:[tex]n<(1+2k)^{-1}[/tex]
 
A

anhtrangcotich

Hic, sai, nhục quá. :((

Bài khác đi =.=!

Mà bài nào khó thì cháu cảnh báo trước cho người ta cảnh giác chút.
 
A

anhtrangcotich

Cho hệ cơ gồm vật A khối lượng 2kg nằm trên vật B có khối lượng 1kg đặt trên sàn. Bỏ qua ma sát với sàn. Hệ số ma sát giữa hai vật k = 0,2. Đặt vào vật A một lực 6 N. Tìm gia tốc của hai vật.

Bài này không khó, cũng chả dễ. Quan trọng là hiểu đến đâu thôi.
 
L

l94

Cho hệ cơ gồm vật A khối lượng 2kg nằm trên vật B có khối lượng 1kg đặt trên sàn. Bỏ qua ma sát với sàn. Hệ số ma sát giữa hai vật k = 0,2. Đặt vào vật A một lực 6 N. Tìm gia tốc của hai vật.

Bài này không khó, cũng chả dễ. Quan trọng là hiểu đến đâu thôi.
haizz...giaỉ thử xem.
vật A:
[tex]F-kP_a=m_a.a_1[/tex]
vật B:lực ma sát đóng vai trò là lực phát động.
[tex]kP_a=m_b.a_2[/tex]
từ đó suy ra a1 và a2.
 
A

anhtrangcotich

Cháu tính ra đáp số đi cháu. Thấy vậy chứ không phải vậy đâu.

Làm ra đáp số rồi cháu mới thấy tự nhiên kéo vật A mà vật B vọt lên trước.
 
L

l94

Thì hiển nhiên rồi bác ạ.cháu nghĩ kéo vật A lên trước thì do ma sát giữa 2 vật nó sẽ kéo theo vật B lên theo nó thôi.
 
A

anhtrangcotich

Vấn đề là nó vọt nhanh hơn vật A cháu ạ. Bài trên số liệu tương đối "hiền". Nếu như thế này, cháu sẽ thấy:



Đặt một miếng sắt khối lượng 0,1 kg dưới một tấm ván dài 50 m, nặng 50 kg trên sàn không ma sát. Hệ số ma sát của vật và ván là k = 0,5. Dùng một lực bằng 251 N để kéo ván.

Nếu bài như trên, cháu cứ áp dụng cách giải của mình vào, sẽ tính được gia tốc của ván là 0,02, gia tốc của miếng sắt là: 2500. Như vậy, khi đi hết chiều dài của tấm ván (chừng 25 m), miếng sắt có vận tốc của một viên đạn (354 m/s) :D

Người nào kéo tấm ván dài đó chắc bị thủng ruột mà chết ;))

Thấy vô lí chưa :|
 
Last edited by a moderator:
L

l94

Ừ nhỉ...h mới để ý...Nhưng ngoài cách giải trên còn cách giải nào khác không?theo bác thì giải thế nào ạ?
 
A

anhtrangcotich

Cháu đứng trên một tấm ván trượt, tay cầm một cây bút. Lực ma sát giữa tay cháu và cây bút là 10 N. Bác dùng một lực 14 N kéo cây bút thì bút sẽ rời khỏi tay cháu.
Nhưng nếu bác cũng dùng lực 14 N kéo cháu thì bút có rơi ra không?

Trường hợp này tương tự như bài trên ý.
 
A

anhtrangcotich

Gia tốc của hai vật bằng nhau và bằng [TEX]3 m/s[/TEX]

Đáp án đó ;))

Ma sát đưa ra để dọa đời thôi.
 
A

anhtrangcotich

Tùy vào ngoại lực thôi. Có trường hợp hai vật trượt lên nhau, cũng có trường hợp hai vật không trượt lên nhau.

Hầu hết các bài giải chả ai quan tâm đến việc kiểm tra điều kiện ban đầu, mà đề bài thì vật ở trên cũng thường có khối lượng nhỏ hơn vật ở dưới.
 
Top Bottom