vật lý 10 bài tập chuyển động ném ngang có đáp án mong mọi người giải giúp mình

T

tiasangbongdem

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

bài 1:Một quả bóng bàn được ném ngược lên trên một mặt nghiêng a rất dài với vận tốc ban đầu Vo theo hướng song song với mặt phẳng nghiêng .Điểm ném O cách mặt phẳng nghiêng một khoảng OA=h.Quả bóng chạm mặt phẳng nghiêng lần đầu tiên tại AB=OA rồi bật ngược trở lại ,sau đó va chạm liên tiếp vào mặt nghiêng.Cho va chạm là hoàn toàn đàn hồi .bỏ qua ma sát và sức cản.
a)Tìm góc nghiêng a và vận tốc Vo theo h.
(đáp án a=45 độ và Vo((2)^1/2*gh)^1/2)
b)điểm va chạm 2001 của quả bóng cách B một khoảng bao nhiêu ?
(đáp án 4000^2*h)
bai 2 :hai vật được ném đồng thời từ hai điểm A và B (đường thẳng AB hợp với phương ngang một góc a=45 độ).Vật ném từ A có vận tốc Vo+10m/s,còn vật ném từ B có vận tốc V1 theo phương ngang .Hai vật gặp nhau tại trung điểm I của AB. Tìm độ cao của điểm B so với A và tỉ số quãng đường hai vật đi được từ lúc ném đến lúc chúng gặp nhau ? lấy g=10m/s.
(đáp số h=8m ;tỉ số =1)
 
C

conech123

Chọn hệ quy chiếu Oxy và phân tích g thành gx, gy như hình vẽ.



Ta lập pt vận tốc theo các phương:

Theo phương x. Vận tốc của vật là: [TEX]V_x = V - g_x.t = V - g.sina.t[/TEX]

Tọa độ: [TEX]x = V.t - \frac{g.sina.t^2}{2}[/TEX]

Theo phương y: [TEX]V_y = g_y.t = g.cosa.t[/TEX]

[TEX]y = h - g_y.\frac{t^2}{2} [/TEX]

Vật chạm mpn và bật ngược lại ----> vật va chạm theo phương vuông góc mặt nghiêng. Khi đó, [TEX]V_x = 0[/TEX], [TEX]y = 0[/TEX]

Hơn nữa [TEX]OA = AB \Rightarrow x =h[/TEX]

Ta khai thác từng dự kiện xem tìm được gì.

[TEX]V_x = 0 \Leftrightarrow V = g.sina.t [/TEX] (1)

[TEX]y = 0 \Leftrightarrow h = g.cosa.\frac{t^2}{2}[/TEX] (2)

[TEX]x = h \Leftrightarrow V.t - \frac{g.sina.t^2}{2} = h [/TEX] (3)

Thay (1) vào (2) được [TEX]h = g.cosa.\frac{t^2}{2}[/TEX]

Chia cho (3) được [TEX]tana = 1[/TEX]

Có a, thay vào (2) rút t ra, sau đó thay vào (1) tìm V.






Câu b. Tại vị trí va chạm, vật có vận tốc [TEX]V_x = 0, V_{0y} = \sqrt[]{2gh.cosa}[/TEX]

Ta chọn lại hệ trục tọa độ với gốc gắn ở điểm va chạm, Ox song song mp nghiêng hướng xuống.

Thiết lập lại các pt như sau:

[TEX]V_x = gsina.t[/TEX]
[TEX]x = \frac{gsina.t^2}{2}[/TEX]

[TEX]V_y = V_{oy} - gcosa.t[/TEX]
[TEX]y = V{oy}.t - gcosa.\frac{t^2}{2}[/TEX]

Em chịu khó chứng minh độ dời theo phương x lần lượt theo các tỉ lệ 1:2:3:4..... hay 1:3:5:7 gì đó. Nếu thấy khó thì hôm khác anh làm cho.

Giờ mệt quá.
 
Last edited by a moderator:
T

tiasangbongdem

anh ơi hình của anh vẽ em chưa tưởng tượng ra được anh điền điểm vào đi hj
 
T

tiasangbongdem

anh ơi cho em hỏi điểm ném cách A (A là gì?), sau va chạm bật ngược là sao?
 
C

conech123

Bật ngược tức là vị văng ngược lại theo chiều cũ, hiểu một cách thông thường là thế. A là cái điểm ném vật, cò O là hình chiều của nó lên mặt phẳng nghiêng.
 
C

conech123

Thực sự thì nuốt cái bài này rất mệt.

Khi va chạm với mpn, ta có vận tốc tức thời là U và hướng vuông góc với mpn.

Sau va chạm, xem đây là hoàn toàn đàn hồi, vận tốc sẽ theo phương cũ và hướng ngược lại.

Ta chọn hệ tọa độ Oxy sao cho O trùng vị trí va chạm lần 1, Oy hướng vuông góc mpn và Oy hướng xuống.

Pt của vật theo phương Oy:

[TEX]V_y = U - g.sin45.t[/TEX]

[TEX]Y = U.t - gsin45.\frac{t^2}{2}[/TEX]

Pt theo phương Ox:

[TEX]V_x = gcos45.t[/TEX]

[TEX]X = gcos45.\frac{t^2}{2}[/TEX]

Thời gian vật va chạm lần 2 với mpn:

[TEX]Y = 0 \Leftrightarrow t = \frac{2U}{g.sin45}[/TEX]

Vận tốc tức thời theo 2 phương lúc va chạm:

Thay vào các pt Vx, Vy, X được: [TEX]V_x = 2U, V_y = - U, X = \frac{2U^2}{g.sin45}[/TEX]

Sau va chạm, Vy bị đổi chiều, Vx không đổi, ta dịch trục tọa độ về vị trí va chạm lần 2 và viết lại các pt:

[TEX]V_x = 2U + gcos45.t [/TEX]

[TEX]V_y = U - g.sin45.t[/TEX]

[TEX]X = 2U.t + gcos45.\frac{t^2}{2}[/TEX]

[TEX]Y = U.t - gsin45.\frac{t^2}{2}[/TEX]

Va chạm lần 3 xảy ra khi Y = 0.

Ta lại có [TEX]t = \frac{2U}{g.sin45}[/TEX]

Khi đó [TEX]V_x = 4U[/TEX]

[TEX]X = \frac{6U^2}{gsin45}[/TEX] (nếu anh nhẩm không nhầm).

Dịch trục tọa độ và viết lại pt........


Lần sau sẽ là [TEX]V_x = 6U, X = \frac{10U^2}{gsin45}[/TEX]

Như vậy sau các lần va chạm, quãng đường tỉ lệ với nhau: 4 : 6 : 10 :......

Đó là quy luật, em dự vào đó để tìm kiếm những cái cần tìm.
 
Top Bottom