[Vật lý 10] Bài tập chương IV

T

thanhcong1996

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1, hòn đá khối lượng 0,2 kg được ném từ mặt đất, xiên góc anpha so với phương ngang và rơi chạm đất cách vị trí ném 5m so với phương ngang sau thời gian chuyển động 1s, tính công do lực ném bỏ qua lực cảm không khí
2,
Một người đứng trên xe đứng yên và ném theo phương ngang 1 quả tạ khối lượng 5 kg với vận tốc 4 m/s đới với trái đất. tính công do người thực hiện nếu khối lượng của xe và người là 100 kg
3, hai lò xo k1 = 10 N/m, k2=15 N/m. chiều dài tự do l1=l2=20 cm các lò xo một đầu gắn cố định tại A, B một đầu nối với M ( M nằm giữa 2 lò xo ) biết AB = 50 cm . Bỏ qua ma sát, kích thước của M
a, tính độ giãn của mỗi lò xo ở vị trí cân bằng
b, kéo M lệch khỏi vị trí cân bằng 2 cm. tính thế năng đàn hồi của hệ 2 lò xo sau khi kéo chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng
 
Last edited by a moderator:
S

songthuong_2535

2,
Một người đứng trên xe đứng yên và ném theo phương ngang 1 quả tạ khối lượng 5 kg với vận tốc 4 m/s đới với trái đất. tính công do người thực hiện nếu khối lượng của xe và người là 100 kg

Lược giải:

Bài này thừa dữ kiện khối lượng của người và xe là 100kg bạn ạ. Bài này cũng chỉ có một cách là áp dụng định luật bảo toàn năng lượng thôi. Tớ giải thử nha!

Công của người đó sử dụng khi ném quả tạ chính là động năng của quả tạ khi được ném với $v=4m/s$

Áp dụng công thức động năng, ta có:

$$A=W_đ=\frac{1}{2}mv^2=40(J)$$

Chúc bạn học tốt!
 
B

burningdemon

Lược giải:

Bài này thừa dữ kiện khối lượng của người và xe là 100kg bạn ạ. Bài này cũng chỉ có một cách là áp dụng định luật bảo toàn năng lượng thôi. Tớ giải thử nha!

Công của người đó sử dụng khi ném quả tạ chính là động năng của quả tạ khi được ném với $v=4m/s$

Áp dụng công thức động năng, ta có:

$$A=W_đ=\frac{1}{2}mv^2=40(J)$$

Chúc bạn học tốt!

Em nghĩ khi người tác dụng một lực lên quả tạ thì sẽ có phản lực đẩy người và xe đi. Và phản lực này đúng bằng lực ném tạ, công sinh ra khi xe di chuyển đúng bằng công khi ném tạ. Tức là công mà người đó sử dụng phải là 80 J? Em chưa học về phản lực, chỉ nghĩ vậy thôi. Chị xem lại giúp em. :D
 
S

songthuong_2535

Em nghĩ khi người tác dụng một lực lên quả tạ thì sẽ có phản lực đẩy người và xe đi. Và phản lực này đúng bằng lực ném tạ, công sinh ra khi xe di chuyển đúng bằng công khi ném tạ. Tức là công mà người đó sử dụng phải là 80 J? Em chưa học về phản lực, chỉ nghĩ vậy thôi. Chị xem lại giúp em. :D

Em đọc kĩ lại đề bài nha. Người ta cho là xe và người đứng yên cơ mà. Người ta không tự nhiên cho dữ liện này đâu em. Đều có mục đích cả.

Còn về phản lực mà em nói ấy, em cứ hiểu nôm na cho chị thế này: Nếu vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B sẽ tác dụng ngược lại vật A một lực có cùng độ lớn và lực do B tác dụng lại vào A đó chính là phản lực. Bài này không cho một giả thiết nào về việc sự ném tạ của người tác dụng một lực lên xe cả em ạ. Thân!
 
S

songthuong_2535

3, hai lò xo k1 = 10 N/m, k2=15 N/m. chiều dài tự do l1=l2=20 cm các lò xo một đầu gắn cố định tại A, B một đầu nối với M ( M nằm giữa 2 lò xo ) biết AB = 50 cm . Bỏ qua ma sát, kích thước của M
a, tính độ giãn của mỗi lò xo ở vị trí cân bằng
b, kéo M lệch khỏi vị trí cân bằng 2 cm. tính thế năng đàn hồi của hệ 2 lò xo sau khi kéo chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng

Lược giải:

a)
- Các lực tác dụng lên vật M tại vị trí cân bằng:

[TEX]\left{\begin{F_{dh1}=k_1.\Delta l_1}\\{F_{dh2}=k_2.\Delta l_2}[/TEX]

trong đó: $\Delta l_1+\Delta l_2=50-40=10cm$ (*)

- Vì vật ở trạng thái cân bằng nên:

$F_{đh1}=F_{đh2}$ (*')

Từ (*) và (*') ta có hệ phương trình:

[TEX]\left{\begin{10\Delta l_1=5\Delta l_2}\\{\Delta l_1+\Delta l_2=10}[/TEX]
<=> [TEX]\left{\begin{\Delta l_1=\frac{10}{3}cm}\\{\Delta l_2=\frac{20}{3}cm}[/TEX]

b)
- Khi lò xo $l_1$ mắc nối tiếp với lò xo $l_2$
=> Hệ 2 lò xo tương đương như một lò xo. Khi đó ta có:
$\frac{1}{k_{hệ}}=\frac{1}{k_1}+\frac{1}{k_2}$
=>[TEX]\frac{1}{k_{he}}=\frac{k_1.k_2}{k_1+k_2}=\frac{50}{15}(N)[/TEX]

- Vậy thế năng đàn hồi của hệ hai lò xo là:

[TEX]W_t=\frac{1}{2}.k\Delta l^2=\frac{1}{2}.\frac{50}{15}.0,02^2=\frac{1}{1500}(J)[/TEX]

Kết luận: ................
 
Last edited by a moderator:
T

thuytrangwolf

nhung ket qua bai 2 la 42J ma, day la bai ly trong Giai toan vat ly, nguoi ta chi cho dap an vay thoi
 
Top Bottom