Vật lí [Vật lí] Chủ đề năng lượng

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hoàn cảnh sinh ra cái topic này: Hôm nay tối thứ 6 rảnh rỗi, thời tiết tốt, mình tản mạn một chút về "năng lượng" để mọi người ai quan tâm thì đọc cho vui. Định sẽ vẽ thêm hình minh họa nhưng vẽ lâu quá!

- Định nghĩa về năng lượng: Thật khó đưa ra một khái niệm đúng vì theo mình, năng lượng là một khái niệm khá cơ bản rồi.

- Dạng tồn tại: Theo những gì chúng ta đã biết thì năng lượng tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau như: cơ năng, nhiệt năng, năng lượng ánh sáng, năng lượng điện, năng lượng từ, năng lượng hóa học, năng lượng nguyên tử....Và ở mỗi dạng trên, năng lượng luôn có 2 trạng thái là trạng thái thế và trạng thái động.

+ Trạng thái thế: là trạng thái năng lượng tồn tại ở dạng tích trữ.
+ Trạng thái động: là trạng thái năng lượng được giải phóng.
Năng lượng có thể chuyển hóa qua lại ở giữa hai trạng thái này. Thông thường năng lượng chuyển từ nơi thế cao đến nơi thế thấp. Muốn chuyển từ nơi thế thấp đến nơi thế cao cần có công tác dụng.

Đại lượng đặc trưng cho trạng thái thế và trạng thái động của các dạng năng lượng:

+ Cơ năng: Dạng thế có thể là độ cao H so với đất, biến dạng đàn hồi (độ nén của lò xo chẳn hạn)... Dạng động đặc trưng bởi vận tốc chuyển động của vật khi rơi hoặc khi lò xo được thả.

+ Nhiệt năng: Dạng thế đặc trưng bởi nhiệt độ T, dạng động của nó chính là nhiệt lượng truyền đi trong quá trính trao đổi nhiệt.

+ Điện năng: Dạng thế đặc trưng bởi điện thế V. Dạng động đặc trưng bởi cường độ dòng điện I. Hiệu điện thế UAB thực chất là hiệu của hai điểm thế VA - VB, cũng giống như hiệu độ cao trong cơ năng.

+ Năng lượng ánh sáng: Đây là loại năng lượng theo mình thì khá là đặc biệt vì nó chỉ có dạng động. Dạng thế của nó tồn tại ở dạng năng lượng khác như hóa năng, nhiệt năng, điện năng.... Dạng động chính là các sóng từ hồng ngoại đến ánh sáng nhìn thấy đến các tia X, tia Gamma....

+ Năng lượng từ: Dạng thế đặc trưng bởi cảm ứng từ B, dạng động là vận tốc của các hat mang điện khi bị cảm ứng từ tác động.

+ Năng lượng hóa học: Đây là dạng năng lượng có thế thường là những liên kết yếu giữa các phân tử, dễ bị phản ứng với các chất khác. Môn hóa hay có khái niệm "hóa thế" để chỉ trạng thái này của nó. Hóa thế càng cao thì khả năng phản ứng hóa học càng mạnh. Dạng động chính là năng lượng phát ra trong các phản ứng hóa học.

+ Năng lượng nguyên tử: Dạng thế của nó là các loại phân tử kém bền, chỉ cần kích thích là sẽ phân rã giải phóng năng lượng. Dạng động là vận tốc các hạt và tia phóng xạ phát ra trong quá trình phân rã.
- Định luật: Định luật quan trọng nhất là định luật bảo toàn năng lượng: "Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chuyển từ dạng này sang dạng khác".

- Một số điểm tương đồng trong các dạng năng lượng.

+ Năng lượng dạng thế giữa 2 điểm A, B thường có công thức tính như sau: [tex]W_t = K.\frac{a}{r^2}.b[/tex]
*) K là một hằng số riêng của từng dạng năng lượng.
*) a là đại lượng phụ thuộc vào yếu tố sinh lực bên trong điểm A.
*) r là khoảng cách giữa 2 điểm.
*) b là đại lượng phụ thuộc vào yếu tố sinh lực bên trong điểm B.​
+ [tex]E = K.\frac{a}{r^2}[/tex] có thể được coi là đặc trưng cho sức mạnh ảnh hưởng của trường thế tại 1 khoảng cách nào đó.

+ Quá trình năng lượng chuyển từ dạng thế sang dạng động luôn bị cản trở gây hao phí năng lượng. Yếu tố cản trở đó là:
*) Cơ năng: Chính là ma sát.
*) Nhiệt năng: Mức độ dẫn nhiệt của vật liệu.
*) Điện năng: Điện trở R.
*) Quang năng, Hóa năng hoặc năng lượng hạt nhân: Sự hấp thụ của môi trường.
+ Dòng năng lượng thường chuyển từ nơi có thế cao đến nơi có thế thấp. Như vật rơi từ cao xuống thấp, nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao xuống vật có nhiệt độ thấp, dòng điện chạy từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp.
- Một vài sự chuyển hóa năng lượng trong tự nhiên - vai trò của mặt trời: Ngoài năng lượng hạt nhân ra thì hầu như năng lượng mà con người và sinh vật sử dụng đều có nguồn gốc từ mặt trời.

+ Mặt trời nóng nóng hơi nước ----> nước bốc hơi lên cao tạo mây và mưa ---> Mưa trên cao tạo thành dòng nước ---> Người ta xây đập chắn dòng nước lại tạo thành năng lượng dự trữ cho thủy điện.

+ Cây cối nhận năng lượng mặt trời, quang hợp ---> tạo ra tinh bột hoặc xenlulozo (gỗ).

*) Tinh bột chính là 1 dạng hóa năng dự trữ, con người có thể sử dụng làm thức ăn ---> cung cấp năng lượng cho cơ thể người.

*) Xenlolozo được các loài ăn cỏ chuyển hóa thành protein (năng lượng hóa học) cung cấp cho cơ thể chúng. Động vật ăn thịt ăn động vật ăn cỏ. Con người ăn cả động vật ăn thịt và ăn cỏ lấy năng lượng. Gỗ còn có thể phơi khô để đốt ---> Hóa năng dự trữ đã chuyển thành nhiệt năng.

*) Cây cối chết, bị vùi sâu và trong một số điều kiện đặc biệt biến thành dầu mỏ, than đá ----> Chính là hóa năng ở dạng dự trữ. Con người sử dụng làm chất đốt ----> nhiệt năng.
+ Các vùng hấp thụ năng lượng mặt trời khác nhau, nóng lạnh khác nhau tạo nên các luồng gió đối lưu. ---> con người sử dụng gió tạo ra điện.

+ Dùng các tấm pin mặt trời trực tiếp chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng năng lượng điện.
Vậy mặt trời chính là nguồn năng lượng cấu tạo nên sự sống trên trái đất.

 
Last edited:

Shmily Karry's

Cựu Phụ trách box Sinh & box TGQT
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
6 Tháng tư 2017
2,965
4,314
644
Bình Dương
Hoàn cảnh sinh ra cái topic này: Hôm nay tối thứ 6 rảnh rỗi, thời tiết tốt, mình tản mạn một chút về "năng lượng" để mọi người ai quan tâm thì đọc cho vui. Định sẽ vẽ thêm hình minh họa nhưng vẽ lâu quá!

- Định nghĩa về năng lượng: Thật khó đưa ra một khái niệm đúng vì theo mình, năng lượng là một khái niệm khá cơ bản rồi.

- Dạng tồn tại: Theo những gì chúng ta đã biết thì năng lượng tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau như: cơ năng, nhiệt năng, năng lượng ánh sáng, năng lượng điện, năng lượng từ, năng lượng hóa học, năng lượng nguyên tử....Và ở mỗi dạng trên, năng lượng luôn có 2 trạng thái là trạng thái thế và trạng thái động.

+ Trạng thái thế: là trạng thái năng lượng tồn tại ở dạng tích trữ.
+ Trạng thái động: là trạng thái năng lượng được giải phóng.
Năng lượng có thể chuyển hóa qua lại ở giữa hai trạng thái này. Thông thường năng lượng chuyển từ nơi thế cao đến nơi thế thấp. Muốn chuyển từ nơi thế thấp đến nơi thế cao cần có công tác dụng.

Đại lượng đặc trưng cho trạng thái thế và trạng thái động của các dạng năng lượng:

+ Cơ năng: Dạng thế có thể là độ cao H so với đất, biến dạng đàn hồi (độ nén của lò xo chẳn hạn)... Dạng động đặc trưng bởi vận tốc chuyển động của vật khi rơi hoặc khi lò xo được thả.

+ Nhiệt năng: Dạng thế đặc trưng bởi nhiệt độ T, dạng động của nó chính là nhiệt lượng truyền đi trong quá trính trao đổi nhiệt.

+ Điện năng: Dạng thế đặc trưng bởi điện thế V. Dạng động đặc trưng bởi cường độ dòng điện I. Hiệu điện thế UAB thực chất là hiệu của hai điểm thế VA - VB, cũng giống như hiệu độ cao trong cơ năng.

+ Năng lượng ánh sáng: Đây là loại năng lượng theo mình thì khá là đặc biệt vì nó chỉ có dạng động. Dạng thế của nó tồn tại ở dạng năng lượng khác như hóa năng, nhiệt năng, điện năng.... Dạng động chính là các sóng từ hồng ngoại đến ánh sáng nhìn thấy đến các tia X, tia Gamma....

+ Năng lượng từ: Dạng thế đặc trưng bởi cảm ứng từ B, dạng động là vận tốc của các hat mang điện khi bị cảm ứng từ tác động.

+ Năng lượng hóa học: Đây là dạng năng lượng có thế thường là những liên kết yếu giữa các phân tử, dễ bị phản ứng với các chất khác. Môn hóa hay có khái niệm "hóa thế" để chỉ trạng thái này của nó. Hóa thế càng cao thì khả năng phản ứng hóa học càng mạnh. Dạng động chính là năng lượng phát ra trong các phản ứng hóa học.

+ Năng lượng nguyên tử: Dạng thế của nó là các loại phân tử kém bền, chỉ cần kích thích là sẽ phân rã giải phóng năng lượng. Dạng động là vận tốc các hạt và tia phóng xạ phát ra trong quá trình phân rã.
- Định luật: Định luật quan trọng nhất là định luật bảo toàn năng lượng: "Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chuyển từ dạng này sang dạng khác".

- Một số điểm tương đồng trong các dạng năng lượng.

+ Năng lượng dạng thế giữa 2 điểm A, B thường có công thức tính như sau: [tex]W_t = K.\frac{a}{r^2}.b[/tex]
*) K là một hằng số riêng của từng dạng năng lượng.
*) a là đại lượng phụ thuộc vào yếu tố sinh lực bên trong điểm A.
*) r là khoảng cách giữa 2 điểm.
*) b là đại lượng phụ thuộc vào yếu tố sinh lực bên trong điểm B.​
+ [tex]E = K.\frac{a}{r^2}[/tex] có thể được coi là đặc trưng cho sức mạnh ảnh hưởng của trường thế tại 1 khoảng cách nào đó.

+ Quá trình năng lượng chuyển từ dạng thế sang dạng động luôn bị cản trở gây hao phí năng lượng. Yếu tố cản trở đó là:
*) Cơ năng: Chính là ma sát.
*) Nhiệt năng: Mức độ dẫn nhiệt của vật liệu.
*) Điện năng: Điện trở R.
*) Quang năng, Hóa năng hoặc năng lượng hạt nhân: Sự hấp thụ của môi trường.
+ Dòng năng lượng thường chuyển từ nơi có thế cao đến nơi có thế thấp. Như vật rơi từ cao xuống thấp, nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao xuống vật có nhiệt độ thấp, dòng điện chạy từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp.
- Một vài sự chuyển hóa năng lượng trong tự nhiên - vai trò của mặt trời: Ngoài năng lượng hạt nhân ra thì hầu như năng lượng mà con người và sinh vật sử dụng đều có nguồn gốc từ mặt trời.

+ Mặt trời nóng nóng hơi nước ----> nước bốc hơi lên cao tạo mây và mưa ---> Mưa trên cao tạo thành dòng nước ---> Người ta xây đập chắn dòng nước lại tạo thành năng lượng dự trữ cho thủy điện.

+ Cây cối nhận năng lượng mặt trời, quang hợp ---> tạo ra tinh bột hoặc xenlulozo (gỗ).

*) Tinh bột chính là 1 dạng hóa năng dự trữ, con người có thể sử dụng làm thức ăn ---> cung cấp năng lượng cho cơ thể người.

*) Xenlolozo được các loài ăn cỏ chuyển hóa thành protein (năng lượng hóa học) cung cấp cho cơ thể chúng. Động vật ăn thịt ăn động vật ăn cỏ. Con người ăn cả động vật ăn thịt và ăn cỏ lấy năng lượng. Gỗ còn có thể phơi khô để đốt ---> Hóa năng dự trữ đã chuyển thành nhiệt năng.

*) Cây cối chết, bị vùi sâu và trong một số điều kiện đặc biệt biến thành dầu mỏ, than đá ----> Chính là hóa năng ở dạng dự trữ. Con người sử dụng làm chất đốt ----> nhiệt năng.
+ Các vùng hấp thụ năng lượng mặt trời khác nhau, nóng lạnh khác nhau tạo nên các luồng gió đối lưu. ---> con người sử dụng gió tạo ra điện.

+ Dùng các tấm pin mặt trời trực tiếp chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng năng lượng điện.
Vậy mặt trời chính là nguồn năng lượng cấu tạo nên sự sống trên trái đất.

Thấy bạn có vẻ rất có hứng thú đối với "năng lượng" cứ thấy vấn đề liên quan đến năng lượng hình như bạn sôi nổi hơn hăn.. :v
Theo mình tìm hiểu thì: Năng lượng theo lý thuyết tương đối của Albert Einstein là một thước đo khác của lượng vật chất được xác định theo công thức liên quan đến khối lượng toàn phần E= mc². Nó là khối lượng nhân với một hằng số có đơn vị là vận tốc bình phương, nên đơn vị đo năng lượng trong hệ đô lường quốc tế là kg.
 
  • Like
Reactions: Kybangha_10

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
À mình cũng có biết qua về khái niệm đó. Năng lượng và vật chất có mối quan hệ với nhau. Năng lượng có thể hóa thành vật chất và vật chất phân rã cũng biến thành năng lượng. Chỉ điều lớp 10 chưa ai biết về lượng tử nên mình nói chả ai hiểu đâu. :D

Tks bạn chia sẻ! :D
 
  • Like
Reactions: Vanh7012

Shmily Karry's

Cựu Phụ trách box Sinh & box TGQT
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
6 Tháng tư 2017
2,965
4,314
644
Bình Dương
À mình cũng có biết qua về khái niệm đó. Năng lượng và vật chất có mối quan hệ với nhau. Năng lượng có thể hóa thành vật chất và vật chất phân rã cũng biến thành năng lượng. Chỉ điều lớp 10 chưa ai biết về lượng tử nên mình nói chả ai hiểu đâu. :D

Tks bạn chia sẻ! :D
uk, chỉ có những ai học rồi với có hứng thú mới tìm hiểu sâu vào thôi, chứu người ko có hứng thú thì cứ khó quá bỏ qua..haizzz
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Tiếp tục câu chuyện về năng lượng.....

- Mối quan hệ giữa năng lượng, vật chất và phản vật chất:

+ Phản vật chất là gì?
Trong chương trình học chúng ta được dạy là vật chất cấu tạo từ 3 loại hat cơ bản Proton mang điện tích dương, electron mang điện tích âm và noton không mang điện tích. Thực ra kiến thức này khá là cũ rồi. Những năm gần đây, khi máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới đi vào hoạt động người ta đã phát hiện nhiều loại hạt mới như hạt quart, hạt notrino...và nhiều loại khác nữa. Tất cả những hạt này cấu tạo nên chúng ta và thế giới của chúng ta được gọi là hạt vật chất.

Bên cạnh những hạt cấu tạo thì cũng có những hạt "hủy diệt", đó là Proton nhưng mang điện tích âm, electron nhưng mang điện tích dương. Những hạt này kết hợp với hạt vật chất sẽ phát ra tia gamma và biến mất hoàn toàn. Đó là phản vật chất. Phản vật chất thực sự tồn tại và được ứng dụng trong chụp cắt lớp não chứ không phải trên phim viễn tưởng.

+ Có thể thấy vật chất và phản vật chất kết hợp nhau sinh ra tia gamma (một dạng quang năng), tia gamma cũng có thể tách thành vật chất + phản vật chất.

+ Như vậy vật chất cũng chỉ là năng lượng dạng thế (dạng tích trữ) của vũ trụ. Vật chất có thế dương, phản vật chất có thế âm, khi kết hợp lại nó sẽ chuyển thành dạng động - là tia gamma.
Đây là năng lượng ở cấp độ vi mô, năng lượng này là năng lượng cấu tạo nên vật chất, còn các dạng cơ nhiệt điện quang mình đề cập bài trước là năng lượng làm cho vật chất vận động.

Suy nghĩ bản thân: Cơ thể mình mang một năng lượng dự trữ khổng lồ!

- Vai trò của năng lượng vũ trụ đối với sự sống trên Trái Đất:
Năng lượng vũ trụ tác động lên Trái Đất bao gồm ánh sáng Mặt Trời, các tia bức xạ từ những vụ nổ trong vũ trụ bay đến.

+ Vai trò của mặt trời: Hàng ngày, Trái Đất luôn bức xạ năng lượng ra vũ trụ. Nếu không có Mặt Trời sưởi ấm bề mặt Trái Đất sẽ bị lạnh dần, lạnh dần và có thể trở về độ 0 tuyệt đối. Cứ nhìn những hành tinh ngoài rìa hệ mặt trời sẽ thấy viễn cảnh.

+ Vai trò của các tia vũ trụ: Các tia vũ trụ thường là những tia năng lượng cao, đủ khả năng xuyên qua tầng Ozon. Chúng tác động vào ADN của sinh vật gây ra những đột biến. Chính đột biến này tạo nên sự đa dạng cho sự sống trên hành tinh. Loài người chúng ta không thể ra đời nếu không có tia vũ trụ.
 
Last edited:

luong1812001

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng chín 2013
143
54
131
À mình cũng có biết qua về khái niệm đó. Năng lượng và vật chất có mối quan hệ với nhau. Năng lượng có thể hóa thành vật chất và vật chất phân rã cũng biến thành năng lượng. Chỉ điều lớp 10 chưa ai biết về lượng tử nên mình nói chả ai hiểu đâu. :D

Tks bạn chia sẻ! :D
mình cũng tìm hiểu về lượng tử
 

luong1812001

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng chín 2013
143
54
131
ngoài lề chút, nhưng liên quan cả về lượng tử và thuyết tương đối. bây giờ nhiều người đang tìm mối liên hệ 2 thuyết này nhưng dường như chúng có mâu thuẫn.
ví dụ ánh sáng, ta đều biết bản chất là photon khối lượng bằng 0 theo như thuyết lượng tử nhưng thực nghiệm thiên văn và thuyết tương đối cho thấy ánh sáng bắt buộc phải có khối lượng đây chính là mâu thuẫn. trên nhiều trang mạng có giải thích nhưng giải thích một cách mơ hồ rằng khi chuyển động ánh sáng sẽ có khối lượng, ta sẽ nghĩ rằng chính năng lượng đã tạo ra khối lượng nhưng xem xét lại, vận tốc tạm thời không nhắc đến. bình thường photon k có năng lượng do m=0 theo định luật bảo toàn năng lượng thì năng lượng không thể tự sinh ra và theo E=m.c^2 thì khối lượng đã tạo ra năng lượng. Mâu thuẫn rõ ràng.
có ai giải thích rõ hơn cho mình không
 
  • Like
Reactions: saovang_6

saovang_6

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng tám 2011
150
34
61
Chào bạn, theo như bài viết ở trên và theo những gì mình nghĩ:

- Công thức E = mc^2 là tính năng lượng của vật chất ở dạng dự trữ (dạng thế, được đặc trưng bởi m). Còn ánh sáng là năng lượng ở dạng động, không dùng công thức đó để tính. Điều này giống như thế năng trọng trường được đặc trưng bởi chiều cao h, nhưng khi vật rơi, năng lượng đó chuyển thành động năng nên không còn được tính bằng h nữa mà phải thay thế bằng v.

- Photon theo mình biết thì khối lượng tĩnh của nó bằng 0 (nghĩa là hạt photon khi đứng yên sẽ biến mất hoàn toàn) chứ khối lượng động thì không phải bằng 0 đâu. Theo thuyết tương đối, vật chuyển động càng nhanh khối lượng vật càng tăng theo một công thức trong SGK vật lí 12 có.
 

luong1812001

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng chín 2013
143
54
131
lại một câu hỏi ngoài lề :D
theo thuyết bigbang, khởi nguồn vũ trụ là 1 vùng kì dị và theo tính toán nó sẽ nở ra vĩnh viễn ngày càng nhanh, nếu vũ trụ là hữu hạn thì vùng cho nó nở ra chẳng lẽ là vô hạn, nó là gì và nếu vũ trụ là vô hạn thì tại sao nó lại nở ra trong khi nó là vô hạn. cho mình xin chút ý kiến về sự vô hạn, hữu hạn của không gian và sự đúng đắn của thuyết bigbang
 
  • Like
Reactions: saoxanh_10

saoxanh_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng tám 2011
4
3
56
Ồ, mình cũng rất thích tìm hiểu về vũ trụ, hiếm lắm mới gặp được tri kỉ.

Có những việc con người chỉ đoán, đoán và đoán..... Triết 10 có câu "người sống trong tòa lâu đài sẽ nghĩ khác người sống trong túp lều". Hiện tại con người chỉ quan sát được những sự vật hiện tượng trên trái đất bé tí này nên không hình dung được vũ trụ. Ngay cả thời - không gian con người cũng chưa thể hiểu tường tận thì chưa thể biết vũ trụ đang nở như thế nào.

Những vấn đề vĩ mô mà bạn hỏi đó, mình đã từng chấp nhận "ngừng suy nghĩ" vì quá vượt sức tưởng tượng.
 

Akira Rin

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng năm 2017
378
117
61
20
Thanh Hóa
THCS Tây Đô
hay quá bạn ơi, kiến thức lớp mấy vậy
 

luong1812001

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng chín 2013
143
54
131
Ồ, mình cũng rất thích tìm hiểu về vũ trụ, hiếm lắm mới gặp được tri kỉ.

Có những việc con người chỉ đoán, đoán và đoán..... Triết 10 có câu "người sống trong tòa lâu đài sẽ nghĩ khác người sống trong túp lều". Hiện tại con người chỉ quan sát được những sự vật hiện tượng trên trái đất bé tí này nên không hình dung được vũ trụ. Ngay cả thời - không gian con người cũng chưa thể hiểu tường tận thì chưa thể biết vũ trụ đang nở như thế nào.

Những vấn đề vĩ mô mà bạn hỏi đó, mình đã từng chấp nhận "ngừng suy nghĩ" vì quá vượt sức tưởng tượng.
ừm quả thật đúng như vậy, 2 học thuyết khổng lồ là thuyết tương tối và cơ học lượng tử cũng chỉ là dựa trên suy đoán, mình đọc vài cuốn sách thì cứ vấn đề vĩ mô họ lại đổ cho triết học
 

saoxanh_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng tám 2011
4
3
56
Mấy năm nay mình đang cố hiểu thời - không là gì? Tại sao nó co lại khi vật chuyển động nhanh và các trường hấp dẫn, điện từ ảnh hưởng đến nó? Nếu mà bạn có thể hiểu được tí gì thì chia sẻ nhé.

2 nick như 1 thôi.
 
  • Like
Reactions: bienxanh20

luong1812001

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng chín 2013
143
54
131
Mấy năm nay mình đang cố hiểu thời - không là gì? Tại sao nó co lại khi vật chuyển động nhanh và các trường hấp dẫn, điện từ ảnh hưởng đến nó? Nếu mà bạn có thể hiểu được tí gì thì chia sẻ nhé.

2 nick như 1 thôi.
về tác dụng của mấy lực thì mình tạm bỏ qua thời không, mình nghĩ là do tác dụng của mấy hạt higg, graviton,...
 

ki_su

Học sinh chăm học
Thành viên
22 Tháng một 2015
188
49
126
về tác dụng của mấy lực thì mình tạm bỏ qua thời không, mình nghĩ là do tác dụng của mấy hạt higg, graviton,...

Thời - không là viết tắt của thời gian và không gian, là hai thứ gắn kết với nhau như điện - từ trường vậy. Và tính chất của nó cũng giống như 1 "trường".

1 Vật có trường không - thời gian của riêng nó và cũng bị trường của vật khác ảnh hưởng.

Trường riêng của bản thân nó phụ thuộc tốc độ, lực hấp dẫn hay lực điện của nó. VD: Ở 1 hành tinh có trường hấp dẫn quá lớn, thời gian có thể bị chậm lại.

Nói chung bạn có thể xem thêm 1 số video về vận tốc ánh sáng hoặc lực hấp dẫn để có cái nhìn sâu sắc hơn.
 

luong1812001

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng chín 2013
143
54
131
Mấy năm nay mình đang cố hiểu thời - không là gì? Tại sao nó co lại khi vật chuyển động nhanh và các trường hấp dẫn, điện từ ảnh hưởng đến nó? Nếu mà bạn có thể hiểu được tí gì thì chia sẻ nhé.

2 nick như 1 thôi.
với lại mình nghĩ chúng có liên quan đến tốc độ ánh sáng. mô hình nón ánh sáng cũng chỉ ra liên hệ tương đối của chúng
 
Top Bottom