[Vật lí 8] TSTHPT chuyên lí ĐHQGHN

H

hoanghontimtimtim

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một chiếc cốc hình trụ khối lượng m trong đó chứa một lượng nước cũng có khối lượng bằng m đang ở nhiệt độ [TEX] t_1[/TEX]=[TEX]\10^o[/TEX]C.Người ta thả vào cốc một cục nước đá khối lượng M đang ở nhiệt độ [TEX]\0^o[/TEX]C thì cục nước đá đó chỉ tan được 1/3 khối lượng của nó và luôn nổi trong khi tan.Rót thêm 1 lượng nước có nhiệt độ [TEX] t_2[/TEX]=[TEX]\40^o[/TEX]C vào cốc. Khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của cốc nước lại là [TEX]\10^o[/TEX]C còn mực nước trong cốc có chiều cao gấp đôi chiều cao gấp đôi chiều cao sau khi thả cục nước đá. Hãy xác định nhiệt dung riêng của chất làm cốc. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh, sự dãn nở nhiệt của nước và cốc. Biết nhiệt dung riêng của nươc là 4,2.[TEX]\10^3[/TEX]J/kg.K, nhiệt nóng chảy của nước đá là 336.[TEX]\10^3[/TEX]J/kg

Các bạn jup mình giải chi tiết nhé! Mình ko hiểu đề bài cho cục nước đá luôn nổi trong khi tan để làm gì? và lời giải trong sách 500 bài tâp Vât li THCS của Phan Hoàng Văn nói rằng "Mặc dù nước đá mới tan 1/3 nhưng thấy ngay là dù nước đá có tan hết thì mức nước trong cốc cũng vẫn như vậy"?
 
Last edited by a moderator:
L

ljnhchj_5v

Có lẽ đáp án và cách giải thì trong sách đã có hết rồi. Mình chỉ giải thích câu ns: "Mặc dù nước đá mới tan 1/3 nhưng thấy ngay là dù nước đá có tan hết thì mức nước trong cốc cũng vẫn như vậy". Bởi vì thể lượng nước đá trong cốc chiếm chỗ chính bằng lượng nước dâng lên. Như vậy khi đá tan thì thể tích đá chiếm chỗ mất đi nhưg lại trở thành lượng nước chính bằng mực nước dâng lên ban đầu.
 
Top Bottom