Cái này khá đơn giản mà cũng có "chín người mười ý" là sao.
1.Nước sôi ở tuỳ độ cao và môi trường khác nhau thì có nđ sôi khác nhau. Ở mặt đất, khoảng từ 0-> 200m thì có nđ là 100*C. Nhưng nếu ở trên một ngọn núi đạt tới độ cao 1100m, áp suất không khí quá thấp nên chỉ sôi khoảng 60*C. Và nếu bạn lên du hành trên Sao Hoả, nơi mà áp suất không vượt quá 60mm-70mm, muốn nấu nước để mà uống thì chỉ uống nước hơi ấm thôi- khoảng 45*C.
Vì vậy có thể nói nước sôi không phải bao giờ cũng nóng
2. Có thể chứ! Muốn biết, bạn hãy làm thí nghiệm sau đây:
Đổ nước vào chừng độ nữa bình(bình gì cũng được), rồi nhúng bình vào trong nước muối đun sôi. Tới khi nước trong bình sôi thì lấy bình ra khỏi xoong đậy kín bình thật nhanh bằng một cái nút đã chuẩn bị từ trước. Bây giờ ta dốc ngược bình, chờ cho nước hết sôi, sau đó dội nước sôi xung quanh bình. Chắc chắn nước sẽ không sôi. Nhưng nếu bạn bỏ một ít tuyết lên đáy bình hoặc dội nước lạnh vào bình thì nước sẽ sôi ngay.
(Có ai muốn tôi giải thích thì để sau vậy )
3. Ta luôn biết câu "Lấy độc trị độc". Chính vì vậy lửa có thể dập tắt được lửa. Bạn đốt rừng về phía ngược lại của ngọn lửa. Ngọn lửa mới đi về phía bề lửa, tiêu diệt những vật liệu dễ cháy, cướp đoạt thức ăn của bề lửa . Hai bức tường lửa gặp nhau, lập tức tắt ngay, tựa như nuốt chửng nhau vậy.
Nhưng không phải lúc nào cháy thì cũng đốt lửa như vậy. Bởi vì nếu tiếp tục đốt rừng, ngọn lửa không tiến về phía ngọc lửa mà quay về phía mình thì sao. Vì vậy, phải chọn thời cơ thích hợp.
Bí quyết ở chỗ, ở phía trước ngọn lửa, phải có một dòng không khí thổi ngược lại về phía ngọn lửa, bởi vì không khí xung quanh bề lửa nóng lên và nhẹ đi bị tất cả không khí từ mọi phía chưa bắt lửa đẩy lên phía trên. Do đó, ở cạnh ngọn lửa nhất định có không khí hút về phía ngọn lửa. Cho nên phải đốt lửa để đón dòng không khí đó khi đám cháy đã lan gần đến nỗi đã cảm thấy có dòng không khí hút đó.(Có điều nò rất khó để nhận biết, phải có kinh nghiệm nhiều năm mới làm được)
Nhưng cái này chỉ áp dụng cho cháy rừng hoặc cháy đồng cỏ mà thôi.(không áp dụng cho cháy nhà đâu đấy.Ai bắt chước đốt nhà oan tui nữa)/
4.Thứ nhất, nước gặp lửa thì biến thành hơi và hấp thu nhiều nhiệt của ngọn lửa.
Thứ hai, hơi nước được hình thành lúc ấy chiếm thể tích lớn hơn thể tích nước tạo ra nó nhiều lần, bao quanh ngọn lửa , không cho tiếp xúc với không khí => lửa tắt.
Ai thấy hay bấm thanks giùm cái