[Vật lí 8] Sự chuyển thể.

P

proechcom

THeo mình cái này dựa vào vật lí ,có khoảng cách của mặt trời so với vùng ôn đới tại các thời điểm là khác nhau, so với vùng ôn đới chúng ta thì mùa xuân ấm hơn mùa đông nhưng so với vùng đó thì mùa xuân lại lạnh hơn đông (dựa vào thời gian nhỉ)
 
T

thienxung759

Tự giải luôn. Chán!

Ở vùng ôn đới, cuối thu, đầu đông, các nguồn nước bắt đầu đóng băng -----> Toả nhiệt-----> thời tiết ấm.
Đừng xem thường nguồn nhiệt này nhé Q = m*[TEX]\lambda[/TEX] mà m rất lớn.
Đầu xuân, băng tuyết bắt đầu thu nhiệt để tan chảy---> khí trời lạnh.~O)~O)
 
T

tpvdt

Ở vùng ôn đới, cuối thu, đầu đông, các nguồn nước bắt đầu đóng băng -----> Toả nhiệt-----> thời tiết ấm.

Đừng xem thường nguồn nhiệt này nhé Q = m*[TEX]\lambda[/TEX] mà m rất lớn.

Đầu xuân, băng tuyết bắt đầu thu nhiệt để tan chảy---> khí trời lạnh.

nước lạnh hơn môi trường thì làm j` tỏa nhiệt đc bạn
nước thu nhiệt chứ
 
T

thienxung759

Trả lời.

nước lạnh hơn môi trường thì làm j` tỏa nhiệt đc bạn
nước thu nhiệt chứ
Không, nước ấm hơn chứ, nhiệt độ của môi trường có thể dưới [TEX]0^0C[/TEX]
Nhưng về nguyên tắc, nước đông đặc thì phải toả nhiệt. Không toả nhiệt nó không thể đông đặc.
Nhiệt lượng có thể toả ra từ các vật có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ môi trường. Các bạn có tin không?
Cái tủ lạnh là một ví dụ sinh động.


holehap:Mình đâu có nói cuối thu đầu đông của Việt Nam.
 
Last edited by a moderator:
T

tpvdt

Không, nước ấm hơn chứ, nhiệt độ của môi trường có thể dưới [TEX]0^0C[/TEX]
Nhưng về nguyên tắc, nước đông đặc thì phải toả nhiệt. Không toả nhiệt nó không thể đông đặc.
Nhiệt lượng có thể toả ra từ các vật có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ môi trường. Các bạn có tin không?
Cái tủ lạnh là một ví dụ sinh động.


holehap:Mình đâu có nói cuối thu đầu đông của Việt Nam.

bạn thử giải thik nguyên lý hoạt động của tủ lạnh đi.

nhầm giữa đông đặc và nóng chảy.sr]
 
Last edited by a moderator:
T

thienxung759

bạn thử giải thik nguyên lý hoạt động của tủ lạnh đi.

và nữa theo mìh biết,đóng băng tức là tăng nhiệt độ đúg ko.Đó là quá trình đông đặc,thì tức là thu nhiệt,sao tỏa đc
Ừm, công nhận là mình đã ẩu khi lấy cái tủ lạnh ra làm ví dụ.

Trong suốt các quá trình chuyển thể, nhiệt độ của các chất không đổi.
Ví dụ:
Trong lúc sôi, nhiệt độ của nước luôn là [TEX]100^0C[/TEX], toàn bộ nhiệt lượng chúng ta cung cấp nó dùng để chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. Sau khi bay hơi hết, nhiệt độ của hơi nước mới có thể tăng tiếp.
Tương tự, trong suốt quá trình tan chảy, nhiệt độ của nước-đá luôn là [TEX]0^0C[/TEX], toàn bộ nhiệt lượng nó nhận vào đều dùng để chuyển thể, không dùng để tăng nhiệt độ. Sau khi chuyển hoàn toàn thành thể lỏng, nhiệt độ của nó mới có thể tăng.
Như vậy, trong suốt quá trình đông đặc, nhiệt độ của nước cũng Không thay đổi. Nó toả ra nhiệt lượng để chuyển thành thể rắn, sau khi chuyển hoàn toàn thành thể rắn, nhiệt độ của nó mới có thể giảm.

Còn nói như bạn: quá trình đông đặc tức là thu nhiệt!
Mình có nước ở [TEX]0^0C[/TEX] đây, nhờ bạn đốt dùm để nó thành đá lạnh.

Thôi, vấn đề này không nên tranh cãi nhiều.
 
M

maidinhduong_2179

uhm, mình biết nguyên lý hoạt động của cái tủ lạnh đấy
có ai muốn tìm hiểu không?
 
T

thienxung759

Chơi xấu một chút nhé ông anh!

Nguyên lí hoạt động của tủ lạnh:
Người ta dùng những chất dễ bay hơi (có thể bay hơi ở nhiệt độ thấp) như ete, amoniac,...Khi bay hơi, các chất này hấp thu một lượng nhiệt rất lớn [TEX]Q = m*L[/TEX]
Sau đó nhờ ống dẫn khí, lượng khí này được dẫn ra phía sau tủ lạnh. Tại đây người ta dùng một động cơ để nén khối khí này lại. Dưới áp suất cao, khí nén bị chuyển thành thể lỏng và toả ra nhiệt hoá hơi [TEX]Q = m*L[/TEX] (Vì thế mà phía sau tủ lạnh rất nóng).
Chất lỏng lại được đưa trở vào buồng làm lạnh và tiếp tục bay hơi, hấp thụ nhiệt.
Quá trình này cứ diễn ra liên tiếp làm cho nhiệt độ trong buồng lạnh giảm.
Như vậy chất bay hơi chỉ đóng vai trò như chất mang nhiệt.
Có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau:
picture.php

Mũi tên màu cam - nhiệt.
Hộp màu xanh - buồng lạnh.
Hộp màu đỏ - máy nén.
Chấm màu vàng - khí
nét màu xanh - chất lỏng.
 
Last edited by a moderator:
M

maidinhduong_2179

có vẻ đúng đấy, nhưng thực ra ở buồng toả nhiệt người ta cho chất lưu giãn nở "ĐOẠN NHIỆT". Cũng chịu khó sưu tầm đấy nhỉ, hi
 
T

tpvdt

Ừm, công nhận là mình đã ẩu khi lấy cái tủ lạnh ra làm ví dụ.

Trong suốt các quá trình chuyển thể, nhiệt độ của các chất không đổi.
Ví dụ:
Trong lúc sôi, nhiệt độ của nước luôn là [TEX]100^0C[/TEX], toàn bộ nhiệt lượng chúng ta cung cấp nó dùng để chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. Sau khi bay hơi hết, nhiệt độ của hơi nước mới có thể tăng tiếp.
Tương tự, trong suốt quá trình tan chảy, nhiệt độ của nước-đá luôn là [TEX]0^0C[/TEX], toàn bộ nhiệt lượng nó nhận vào đều dùng để chuyển thể, không dùng để tăng nhiệt độ. Sau khi chuyển hoàn toàn thành thể lỏng, nhiệt độ của nó mới có thể tăng.
Như vậy, trong suốt quá trình đông đặc, nhiệt độ của nước cũng Không thay đổi. Nó toả ra nhiệt lượng để chuyển thành thể rắn, sau khi chuyển hoàn toàn thành thể rắn, nhiệt độ của nó mới có thể giảm.

Còn nói như bạn: quá trình đông đặc tức là thu nhiệt!
Mình có nước ở [TEX]0^0C[/TEX] đây, nhờ bạn đốt dùm để nó thành đá lạnh.

Thôi, vấn đề này không nên tranh cãi nhiều.
uhm mình đã nhầm.nhầm với quá trình đông đặc và nóng chảy,sr.Nhưng vật có nhiệt độ nhỏ hơn ko thể truyền nhiệt lượng cho vật có nhiệt độ lớn hơn chứ.
 
T

thienxung759

uhm mình đã nhầm.nhầm với quá trình đông đặc và nóng chảy,sr.Nhưng vật có nhiệt độ nhỏ hơn ko thể truyền nhiệt lượng cho vật có nhiệt độ lớn hơn chứ.
Ừ, không thể, trừ khi có công ngoài tác động vào. Ví dụ: công ngoài của tủ lạng chính là điện. Lên 10 bạn sẽ được học kĩ hơn.
 
Top Bottom