Do nhiệt lượng giữa tay và vật .
Giả sử lấy mốc nhiệt độ là 0 độ C. Một hồ nước 10000 mét khối ở nhiệt độ 1 độ C sẽ có nhiệt lượng là 42.10^9 J.
70% cơ thể người là nước, một người nặng 60 kg nhiệt lượng của người ở 37 độ C không vượt quá 9,324.10^6 J
Chênh lệch nhiệt lượng quá lớn, em nhảy vào hồ nước đó có ấm không?
Trong khi đó một mẩu sắt nhỏ nặng khoảng 300 g mà nung nóng đến 1000 độ C sẽ có nhiệt lượng khoảng 0,138.10^6 J, thấp hơn nhiệt lượng của cơ thể người! Em chạm vào có thấy lạnh không?
)
Câu 2: Theo như chương trình thì có 2 cách: truyền nhiệt, VD đốt nóng và truyền công: VD như cho va đập.
Nhưng anh nghĩ, có nhiều cách. Ở mỗi dạng tồn tại của năng lượng lại có mỗi cách khác nhau.
- Năng lượng dạng cơ năng: Ta làm nóng vật thông qua va đập (như trên).
- Năng lượng dạng nhiệt năng: Ta đốt nóng trực tiếp.
- Năng lượng dạng điện năng: Cho dòng điện chạy qua vật. Vật có điện trở, sẽ tiêu thụ năng lượng và nóng lên.
- Năng lượng dạng từ: Cho vật dao động trong từ trường, sẽ có dòng điện Fuco sinh ra trong vật.
..........
Như thế đó.
Câu 3: Tại sao có lúc sờ vào cục nước đá, chúng ta lại thấy hơi nóng tay? (Nghe có vẻ vô lí nhưng đây lại là sự thật).