[ Vật lí 8] Đề KT HSG Lí trường mình nè!!!!

  • Thread starter conang_buongbinh3007
  • Ngày gửi
  • Replies 19
  • Views 5,037

C

conang_buongbinh3007

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Một ca nô chạy từ bến A đến bến B rồi trở lại về bến A trên một dòng sông. Hỏi nước sông chảy nhanh hay chậm thì vận tốc trung bình của ca nô trong suốt thời gian cả đi lẫn về sẽ lớn hơn?

Bài 2: Một mẫu hợp kim thiếc-chì có khối lượng m=664g, khối lượng riêng D = [TEX]8,3g/cm^3[/TEX]. Hãy xác định khối lượng thiếc và chì trong hợp kim . Biết khối lượng riêng của thiếc là D1 = [TEX]7300kg/m^3[/TEX], của chì là D2 = [TEX]11300kg/m^3[/TEX] và coi rằng thể tích của hợp kim bằng tổng thể tích các kim loại thành phần

Bài 3: Trong một bình đun bằng nhôm có khối lượng m1=200g đựng m2=500g nước ở nhiệt độ t1= [TEX]20^0C[/TEX]. Người ta thả vào bình một cục nước đá có khối lượng m3 = 300g ở nhiệt độ t3 = -5*C
a, Nước đá có tan hết không ? Nếu không hãy tính khối lượng nước đá còn lại trong bình? Biết nhiệt dung riêng của nhôm C1 = 880 J/kg.độ; của nhôm C2 = 4200 J/kg.độ; của nước đá C3= 2100J/kg.độ; nhiệt nóng chảy của nước đá là [TEX]3,4.10^5 J/kg[/TEX]. Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường.
b, Đun bình này bằng đèn cồn , sau một thời gian nhiệt độ trong bình là [TEX]50^0C[/TEX]. Tính lượng cồn đã dùng? Biết năng suất tỏa nhiệt của cồn [TEX]q=27.10^6 J/Kg[/TEX]. Hiệu suất của quá trình truyền nhiệt là 80%

Bài 4: Tính hiệu suất của động cơ ô tô, biết rằng khi ô tô chuyển động với vận tốc 72km/h thì động cơ có công suất 30kW và tiêu thụ 12 lít xăng trên quãng đường 80km. Cho khối lượng riêng của xăng là [TEX]700kg/m^3[/TEX], năng suất tỏa nhiệt của xăng là [TEX]q=46.10^6 J/kg[/TEX]

Bài 5: Người ta bỏ một miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng 50g ở nhiệt độ [TEX]136^0C[/TEX] vào một nhiệt lượng kế chứa 50g nước ở [TEX]14^0C[/TEX]. Hỏi có bao nhiêu gam chì và bao nhiêu gam kẽm trong miếng hợp kim trên? Biết rằng nhiệt độ có cân bằng nhiệt là [TEX]18^0C[/TEX] và muốn cho riêng nhiệt lượng kế nóng thêm lên [TEX]1^0C[/TEX] thì cần 65,1J;nhiệt dung riêng của nước, chì và kẽm lần lượt là 4190J/kg.K ; 130J/kg.K; 210J/kg.K. bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.
 
Last edited by a moderator:
S

songtu009

Bài 5: Người ta bỏ một miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng 50g ở nhiệt độ [TEX]136^0C[/TEX] vào một nhiệt lượng kế chứa 50g nước ở [TEX]14^0C[/TEX]. Hỏi có bao nhiêu gam chì và bao nhiêu gam kẽm trong miếng hợp kim trên? Biết rằng nhiệt độ có cân bằng nhiệt là [TEX]18^0C[/TEX] và muốn cho riêng nhiệt lượng kế nóng thêm lên [TEX]1^0C[/TEX] thì cần 65,1J;nhiệt dung riêng của nước, chì và kẽm lần lượt là 4190J/kg.K ; 130J/kg.K; 210J/kg.K. bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.
Gọi nhiệt dung của hợp kim là C.
Nhiệt dung của nhiệt lượng kế là [TEX]q_k[/TEX]
Ta có:
[TEX]mC.(136 - 18) = m.C_n.(18 - 14)+q_k.(18-14)[/TEX]

[TEX]C = \frac{m.C_n4+q_k}{m.118} = 153,068 J/kg^0k[/TEX]

Mà:
[TEX]C = \frac{m_k.C_k+m_cC_c}{m} = \frac{m_kC_k +(m - m_k)C_c}{m}[/TEX]

Tìm tiếp [TEX]m_k[/TEX]
 
E

emhockemlem

Bài 1: Một ca nô chạy từ bến A đến bến B rồi trở lại về bến A trên một dòng sông. Hỏi nước sông chảy nhanh hay chậm thì vận tốc trung bình của ca nô trong suốt thời gian cả đi lẫn về sẽ lớn hơn?

Mình nghĩ là dù nước sông chảy nhanh hay chậm thì V của canô vãn giữu nguyên!
 
J

james_bond_danny47

bài 1:để anh suy nghĩ kĩ đã chứ giải sai kì lắm
bài 2 Ta có:V=V_thiếc+V_chì
m=m_thiếc+m_nhôm
hệ 1 thay tất cả các V=m/D
rồi lập hệ giải
k quả :438 g và 226 g
bài 3: theo anh phải cái 5*C thành -5*C chứ, tại vì đâu có nước đá nào ở 5*C đâu
nếu đúng thì anh giải như sau:
a/gọi khối lượng nước đá tham gia trao đổi nhiệt là m
ta có phương trình cân bằng nhiệt:
(0,2.880+0,5.4200)(20-0)=3,4.10^5.m+m(0--5)2100
=> m =0.13 kg (GẦN bằng)
b/ trong bình lúc này có nước đá chưa tan, và nước
=>Q=[(0,2.880+0,63.4200)(50-0)+(50--5)0.17.2100]:0.8=27.10^6.m_cồn
=>m_cồn=7.44.10^-3 kg
bài 4:
theo định luật bảo toàn năng lượng ta có:
P_ích=A/t=Q/t=q.m /t=3864.10^5/(10/9)=34776.10^4=347760 KW

cách làm của anh thì đúng đấy nhưng cho đáp số vô lí quá. em tự xem và chỉnh lại nha
bài 5:
anh songtu009 đã làm rồi :D
 
C

conang_buongbinh3007

bài 3: theo anh phải cái 5*C thành -5*C chứ, tại vì đâu có nước đá nào ở 5*C đâu
theo định luật bảo toàn năng lượng ta có:
P_ích=A/t=Q/t=q.m /t=3864.10^5/(10/9)=34776.10^4=347760 KW
P_ích=A/t=Q/t=q.m /t=3864.10^5/(10/9)=34776.10^4=347760 KW

Anh giải thích rõ giùm em nhaz!!! em nghĩ chắc cái này sai!! b-(b-(
H = [TEX]\frac{A}{Q}[/TEX] . 100% mà A = P(công suất) . t thay số vào dễ dàng tính dc!!
Q = m.q==> Em nghĩ là zợ :(:(
P/S: Đã sữa!! Thanks Anh nhaz!! :D
 
D

donghxh

Bài 1:
Gọi vận tốc nước là v1
vận tốc thuyền so với nước là v2
ta cso vận tốc TB=[TEX]\frac{s}{\frac{s}{v2-v1}+\frac{s}{v2+v1}}=\frac{v_2^2-v_1^2}{2.v_2}[/TEX]
=> v1 càng tăng thì vận tốc TB càng giảm.
 
S

songtu009

Bài 4: Tính hiệu suất của động cơ ô tô, biết rằng khi ô tô chuyển động với vận tốc 72km/h thì động cơ có công suất 30kW và tiêu thụ 12 lít xăng trên quãng đường 80km. Cho khối lượng riêng của xăng là [TEX]700kg/m^3[/TEX], năng suất tỏa nhiệt của xăng là [TEX]q=46.10^6 J/kg[/TEX]
.
Thời gian ô tô tiêu thụ hết 12 lít xăng:
[TEX]t = \frac{S}{v} = 1,1111111 h = 4000 s[/TEX]
Công suất do xăng cung cấp:
[TEX]P_0 = \frac{mL}{t} = 138000 W = 138kW[/TEX]
Hiệu suất:
[TEX]H = \frac{p}{P_0} = 21,74 %[/TEX]
 
J

james_bond_danny47

P_ích=A/t=Q/t=q.m /t=3864.10^5/(10/9)=34776.10^4=347760 KW

Anh giải thích rõ giùm em nhaz!!! em nghĩ chắc cái này sai!! b-(b-(
H = [TEX]\frac{A}{Q}[/TEX] . 100% mà A = P(công suất) . t thay số vào dễ dàng tính dc!!
Q = m.q==> Em nghĩ là zợ :(:(
P/S: Đã sữa!! Thanks Anh nhaz!! :D

A đơn vị là J. P đơn vị là W thì làm sao = nhau được hả em ?
còn theo định luật bảo toàn năng lượng nên ta có A=Q . vậy đấy
 
C

conang_buongbinh3007

post thêm bài nhiệt cho mọi người làm nữa nè!! :D
BT: Để có 100kg nước ở nhiệt độ [TEX]35^0C[/TEX] , người ta đun sôi lượng nước ở nhiệt độ [TEX]10^0C [/TEX]rồi đổ vào lượng nước ở nhiệt độ là [TEX]15^0C[/TEX]
a, Hỏi phải đun với lượng nước bao nhiêu và đổ vào lượng nước bao nhiêu ở [TEX]15^0C[/TEX]
b, Nếu dùng bếp dầu đun sôi lượng nước đó thì phải cần bao nhiêu dầu để thực hiện công việc nói trên. Biết rằng năng suất tỏa nhiệt của dầu là [TEX]44.10^6 J/kg[/TEX]; nhiệt dung riêng của nước là[TEX] C = 4200 J/kg.K[/TEX] và hiệu suất của bếp là H = 40%
 
J

james_bond_danny47

x(g) là lượng nước ở 10 *C
y(g) là lượng nước ở 15*c
ta có
x+y=100
x(100-35)=y(35-15) <=>65x-20y=0
=>x=23.53 kg
y=76.47 kg
anh thấy cái giả thiết nước ở 10*C ko dùng tới
b/
cái đề nói ko rõ theo anh hiểu thì ý nó muốn nói là đun lượng nước 100 kg ở 35 *C
=>Qi=100(100-35)4200=27300000 J => Qtp=68250000 J=q.m =>m= 1.55 kg
 
L

langtucf08

post thêm bài nhiệt cho mọi người làm nữa nè!! :D
BT: Để có 100kg nước ở nhiệt độ [TEX]35^0C[/TEX] , người ta đun sôi lượng nước ở nhiệt độ [TEX]10^0C [/TEX]rồi đổ vào lượng nước ở nhiệt độ là [TEX]15^0C[/TEX]
a, Hỏi phải đun với lượng nước bao nhiêu và đổ vào lượng nước bao nhiêu ở [TEX]15^0C[/TEX]
b, Nếu dùng bếp dầu đun sôi lượng nước đó thì phải cần bao nhiêu dầu để thực hiện công việc nói trên. Biết rằng năng suất tỏa nhiệt của dầu là [TEX]44.10^6 J/kg[/TEX]; nhiệt dung riêng của nước là[TEX] C = 4200 J/kg.K[/TEX] và hiệu suất của bếp là H = 40%
Bài này là về phương trình cân bằng nhiệt đúng ko bạn.Nếu đúng thì đã có công thức tổng quát rồi mà sợ j` chứ
Còn về phần năng suất toả nhiệt của nhiên liệu thi` chỉ có công thức Q=mq.Chỉ có 1 công thức,vấn đề là lắp sao cho đúng chỗ mà thui
 
C

conang_buongbinh3007

Bài 1: Một người đi xe đạp từ A-B, nửa quãng đường đầu đi với vận tốc [TEX]V_1[/TEX] = 18km/h, nữa còn lại đi với vận tốc [TEX]V_2[/TEX] nào đó Biết [TEX]V_tb[/TEX] = 12km/h Tính vận tốc [TEX]V_2[/TEX]?
Bài 2: Cho hệ thống như hình vẽ, thanh AB có trọng lượng không đáng kể, một đầu thanh tựa trên điểm cố định A, đầu B được buộc vào sợi dây của hệ thống ròng rọc có treo vật nặng trọng lượng [TEX]P_1[/TEX].
a, Hãy tính trọng lượng [TEX]P_2[/TEX] để hệ thống đó cân bằng? Biết [TEX]P_1[/TEX] = 89N ; [TEX]l_1[/TEX] = 1,5m ; [TEX]l_2[/TEX] = 1m ( bỏ qua trọng lượng của sợi dây, ròng rọc, ma sát)
b, [TEX]P_1[/TEX] là trọng lượng của vật bằng đồng , nếu nhúng ngập hoàn toàn vật đó vào nước thì hệ thống trên có còn cân bằng không? Nếu không cân bằng thì phải dịch chuyển vị trí vật có trọng [TEX]P_2[/TEX] về phía nào và cách A bao nhiêu để hệ thống đó cân bằng trở lại? Biết khối lượng riêng của đồng và nước lần lượt là [TEX]D_1 = 8900kg/m^3 ; D_2 = 1000kg/m^3[/TEX]
* Hình vẽ :D
picture.php

Bài 3 : Để có nước uống, các nhà thám hiểm băng cực đã phải đun nóng băng có nhiệt độ [TEX]t_1 = -10^0C[/TEX]
a, Tính nhiệt lượng cần cung cấp để có 1kg nước sôi?(bỏ qua khối lượng của ấm và nhiệt lượng tỏa ra môi trường chó biết nhiệt dung riêng của nước đá và nước là [TEX]C_1= 2100J/kg.K ; C_2 = 4200J/kg.K[/TEX] ; nhiệt nóng chảy của nước đá là [tex]\lambda[/tex] = [TEX]3,4.10^5J/kg[/TEX]
b, Tính lượng dầu hỏa phải dùng để đun lượng nước sôi trên? Biết hiệu suất của bếp là 70% và nằn suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là [TEX]q = 44.10^6[/TEX]
Bài 4: Cho các dụng cụ: lực kế; sợi dây; bình nước; hòn đá cuội cỡ cái chén. Hãy trình bày phương án xác đinh khối lượng riêng của đá cuội, biết khối lượng riêng của nước là [TEX]D_N[/TEX]
 
T

thienlong_cuong

Bài 1: Một người đi xe đạp từ A-B, nửa quãng đường đầu đi với vận tốc
latex.php
= 18km/h, nữa còn lại đi với vận tốc
latex.php
nào đó Biết
latex.php
= 12km/h Tính vận tốc
latex.php
?
_______________________________________
he he !
Ta có
V1.T1 = V2.T2
Mặt khác
[TEX]\frac{V1.T1 + V2.T2}{T1 + T2} = 12[/TEX]
hay
[TEX]\frac{2.V1T1}{t1 +t2} = 12[/TEX]
Tới đây thay V1 = 18 vào ! Sau đó lập tỉ lệ T1 và T2 \Rightarrow tỉ số giữa V2 và V1 \Rightarrow V2
Hình như là thé ! Tui chỉ đoán sơ lược thôi!
 
P

padawan1997

B
Bài 3 : Để có nước uống, các nhà thám hiểm băng cực đã phải đun nóng băng có nhiệt độ [TEX]t_1 = -10^0C[/TEX]
a, Tính nhiệt lượng cần cung cấp để có 1kg nước sôi?(bỏ qua khối lượng của ấm và nhiệt lượng tỏa ra môi trường chó biết nhiệt dung riêng của nước đá và nước là [TEX]C_1= 2100J/kg.K ; C_2 = 4200J/kg.K[/TEX] ; nhiệt nóng chảy của nước đá là [tex]\lambda =3,4.10^5J/kg[/tex]
b, Tính lượng dầu hỏa phải dùng để đun lượng nước sôi trên? Biết hiệu suất của bếp là 70% và nằn suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là [TEX]q = 44.10^6[/TEX]

a. Để nước chuyển từ thể đá sang thể lỏng ở [TEX]t^0C[/TEX], ta cần:
[TEX]Q=c*m*(0-10)+\lambda*1=2100*1*(-10)+3,4.10^5.1=340210(J)[/TEX]
Để dun sôi 1 kg nước vừa có trên ta cần:
[TEX]Q=c*m*(100-0)[/TEX]=[TEX]4200*1*100=420000(J)[/TEX]
Nhiệt lượng cần cung cấp:[TEX]340210+420000=760210(J)[/TEX]

b. Có H=70%
=> Nhiệt lượng mà dầu tỏa ra:[TEX]Qnc/H[/TEX]=[TEX]760210/70*100=1086014.2(J)[/TEX]
m dầu:
[TEX]m=Q/q[/TEX]=[TEX]1086014.2/(44*10^6)=0.0246=24.6(g)[/TEX]
Mình sửa lần này ko biết có sai ở chỗ nào ko mà lại khác kết quả của bạn 1 g nhỉ?:(
 
Last edited by a moderator:
T

thienlong_cuong


Bài 2: Cho hệ thống như hình vẽ, thanh AB có trọng lượng không đáng kể, một đầu thanh tựa trên điểm cố định A, đầu B được buộc vào sợi dây của hệ thống ròng rọc có treo vật nặng trọng lượng [TEX]P_1[/TEX].
a, Hãy tính trọng lượng [TEX]P_2[/TEX] để hệ thống đó cân bằng? Biết [TEX]P_1[/TEX] = 89N ; [TEX]l_1[/TEX] = 1,5m ; [TEX]l_2[/TEX] = 1m ( bỏ qua trọng lượng của sợi dây, ròng rọc, ma sát)
b, [TEX]P_1[/TEX] là trọng lượng của vật bằng đồng , nếu nhúng ngập hoàn toàn vật đó vào nước thì hệ thống trên có còn cân bằng không? Nếu không cân bằng thì phải dịch chuyển vị trí vật có trọng [TEX]P_2[/TEX] về phía nào và cách A bao nhiêu để hệ thống đó cân bằng trở lại? Biết khối lượng riêng của đồng và nước lần lượt là [TEX]D_1 = 8900kg/m^3 ; D_2 = 1000kg/m^3[/TEX]
* Hình vẽ :D
picture.php

[TEX]D_N[/TEX]
Giai :
ta có: P1/2 .l1 = P2 . l2
\Rightarrow P2 = (P1.l1)/(2.l2)
\Rightarrow P2 = 66,75 N

Nếu nhúng vật vào nước thì hệ ko cân bằng
Khi nhúng vật vào thì ta có
tính thể tích vật 1
Sau đó tính lực FA tác dụng lên vật
Tiếp theo là tính đc Trong lực của vật khi ở trong nước
Sau đó áp dụng
P1/2 . l1 = P2 . l2
Theo đó là lần ra ah` !
p/s: Nhác tính nên đoán hướng làm thế thôi !:p
 
P

padawan1997


Bài 4: Cho các dụng cụ: lực kế; sợi dây; bình nước; hòn đá cuội cỡ cái chén. Hãy trình bày phương án xác đinh khối lượng riêng của đá cuội, biết khối lượng riêng của nước là [TEX]D_N[/TEX]
Tuy mình ko giỏi giải thích lắm nhưng cũng làm thử bài này vậy :D.
Dùng lực kế để đo [TEX]Pcuoi[/TEX] trong không khí và trong nước. Từ đó ta suy ra đc m của đá cuội và [TEX]Pcuoi[/TEX] trong nước. Ma ta có công thức trọng lượng vật trong nước =[TEX]Pcuoi[/TEX]-[TEX]Fa[/TEX]\RightarrowTính đc Fa.
[TEX]Fa=d*V[/TEX]\RightarrowTính đc V cuội(V nước bị chiếm)
[TEX]Fa[/TEX]=[TEX]D*V[/TEX]\RightarrowTính được D cuội:D
 
P

padawan1997

Góp vui vài bài nào;)

Bài 1:Treo 1 quả cầu kim loại vào 1 lực kế và nhấn chìm trong 2 bình nước, lực kế chỉ[TEX]F_1[/TEX]. Nếu đem đun nóng bình nước thì lực kế chỉ[TEX]F_2[/TEX]. So sánh [TEX]F_1[/TEX] và [TEX]F_2[/TEX] biết nước nở ra nhiều hơn quả cầu kim loại.

Bài 2:1 miếng đồng có nhiệt độ ban đầu là [TEX]t^o_o=0^oC[/TEX]. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để thể tích miếng đồng tăng [TEX]1 cm^3[/TEX]. Biết khi nhiệt độ miếng đồng tăng [TEX]1^oC[/TEX] thì V đồng tăng5.10^-5 thể tích ban đầu. Biết khối lượng riêng của đồng là [TEX]8900kg/m^3[/TEX], nhiệt dung riêng của đồng là[TEX]400J/kg.K[/TEX]
 
Top Bottom