Công thức vật lí àh!!! Có đây nè:
I. Cơ học:
1. Công thức tính vận tốc:
v = s/t
* Với: v là vận tốc, s là quảng đường, t là thời gian.
2. Công thức về lực:
- Hai lực cùng chiều:Hợp lực có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực và cùng chiều.
F = F1 + F2
- Hai lực ngược chiều: Hợp lực có độ lớn bằng hiệu độ lớn của hai lực và cùng chiều với lực lớn hơn.
F = lF1 - F2l
- Nếu F1 = F2 thì F = 0. F1 và F2 gọi là hai lực cân bằng.
3. Công thức tính khối lượng:
a) Khối lượng riêng: D = m/ V
* Với: D là khối lượng riêng, m là khối lượng và V là thể tích.
b) Trọng lượng riêng: d = P/ V
* Với: d là trọng lượng riêng, P là trọng lượng và V là thể tích.
4. Công thức tính áp suất:
p = F/ S
* Với p là áp suất, F là áp lực, S là diện tích bị ép.
5. Công thức của máy dùng chất lỏng:
F/f = S/s
* Với: S,s là diện tích của pittong lớn, pittong nhỏ, F là lực tác dụng lên pittong lớn và f là lực tác dụng lên pittong nhỏ.
6. Công suất tính áp suất của chất lỏng:
a) Áp suất do cột chất lỏng gây ra tại một điểm cách mặt chất lỏng một đoạn h:
p = h. d = 10. D. h
* Với: h là khoảng cách từ điểm tính áp suất đến mặt chất lỏng; d, D là trọng lượng riêng, khối lượng riêng của chất lỏng; p là áp suất do cột chất lỏng gây ra.
b) Áp suất tại một điểm trong chất lỏng:
p = po + d.h
* Với: po là áp suất khí quyển, d.h là áp suất do cột chất lỏng gây ra và p là áp suất tại điểm cần tính.
7. Công thức tính công cơ học:
- Khi phương của lực trùng với phương chuyển dời của vật:
A = F.s
*Với: F là lực tác dụng lên vật, s là đoạn đương di chuyển của vật theo phương của lực và A là công của lực F.
8. Công thức tính công suất:
P = A/t
*Với A là công thực hiện dc, t là thời gian thực hiện dc công A, P là công suất.
II. Điện học.
1. Công thức tính cương độ dòng điện:
I = U/R
*Với: I là cường độ dòng điện, U là hiệu điện thế và R là điện trở.
2. Các đoạn mạch có điện trở mắc nối tiếp.
- Cương độ dong điện trong đoạn mạch nối tiếp:
I = I1 = I2 = I3 = ... = In
- Hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp:
U = U1 + U2 + U3 + ... + Un
- Điện trở toàn phần của đoạn mạch nối tiếp:
R = R1 + R2 + R3 + ... + Rn
3. Các đoạn mạch có điện trở mắc song song.
- Cường độ dong điện trong mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện trong các đoạn mạch rẽ:
I = I1 + I2 + I3 + ... + In
- Hiệu điện thế của đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế của mỗi đoạn mạch rẽ:
U = U1 = U2 = U3 = ... = Un
- Điện trở tương đương của đoạn mạch song song:
1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 + ... + 1/Rn
** Mình biết dc nhiêu đó, có j sẽ thêm sau nha!!!