[Vật lí 8] Cần bài nhiệt hay và khó!

L

lamlopbs

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

cho mình một số bài bài nhiệt học thật khó nào (đang thi đt tuyển tỉnh lý lớp 9 mà :khi (23)::khi (23)::khi (23):)
:khi (114)::khi (114)::khi (114)::khi (114):


--> Chú ý cách đặt tên tiêu đề nhé!

[Vật lí 8] + Tên tiêu đề

Khi dặt tên tiêu đề cần đặt tên nói lên nội dung cần hỏi tránh trường hợp sử dụng các tên như help me, cần gấp!

P/s: Đã sửa

~Thân~
 
Last edited by a moderator:
H

hthtb22

Bài 1: Một ấm nhôm có m= 350 g chứa 0,8 l nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu để đun nước trong ấm. Cho C của Al và nước lần lượt là 850J/Kg.độ và 4200J/Kg.độ. Nhiệt độ ban đầu của nước là 24

Bài 2: Calo là nhiệt lượng mà cần thiết để làm cho 1 gam nước nóng thêm 1 độ. Dựa vào định nghĩa này hãy cho biết 1 calo bằng bao nhiêu J, và 1J bằng bao nhiêu calo?

Bài 3: Một hỗn hợp gồm 3 chất lỏng không tác dụng hóa học với nhau có m lần lượt là m1 = 1Kg, m2= 2Kg , m3=3Kg . Biết C và t của chúng lần lượt là C1=2000J/Kg.k t1=10*. C2=4000J/Kg.k t2= 10* và C3=3000J/Kg.k t3=50*
Tính Q để làm nóng hỗn hợp từ nhiệt độ ban đầu đến 30*C

Bài 4: Một ô tô chạy với V=54Km/h thì P của máy phải sinh ra là 45KW. H=30%.Tính lượng săng cần thiết để xe đi được 150 km. Biết D= 700Kg/m3 và Q xăng=4,6.10^7
--Sưu tầm ----
 
H

hoan1793

Các bài tập về năng xuất tỏa nhiệt
1)Để có nước sôi các nhà thám hiểm phải đun nóng chảy 1kg băng có nhiệt độ ban đầu t1=-10*c và đã dùng hết 4kg củi khô.Hãy tính hiệu xuất của bếp ,biết NSTN của củi là q=10^7J/kg
2)một ô tô chạy với vận tốc v=54km/h thì công xuất máy phải sinh ra là P=45kW.Hiệu xuất của máy là H=30% .Hỏi cứ đi 100km thì xe tiêu thu hết bao nhiêu xăng ?
Xăng có khối lượng riêng D=700kg/m^3 và NSTN q=4,6.10^7 J/kg
3)Một đông cơ nhiệt hiệu suất H=16% công suất trung bình P=15kw mỗi ngày làm việc 6h .Hỏi với số xăng dự trữ 3500lít động cơ làm việc bao nhiêu ngày ?cho biết khối lượng riêng và NSTN của xăng ở bài trên
 
S

sky_net115

bài này cực khó nè :p lý hóa tổ hợp :))

Quá trình 1:
Cho hỗn hợp 14,4g Fe, Mg, Cu có cùng số mol vào dung dịch HNO3 loãng dư được dung dịch 1,3(l) B và V lít khí NO. Tiến hành côn cạn dung dịch B thu được hỗn hợp rắn D. Tiến hành nhiệt phân hỗn hợp D cho đến khi không còn khí thoát ra, khí thu được là hỗn hợp khí E.
Quá trình 2:
Cho khí NO và khí E ở trên vào 1 nồi áp suất nhôm kín khối lượng 1Kg có thể tích 0,1(L) ở 30C. Tiến hành nung nồi lên đến nhiệt độ 100C.

I a.Tính khối lượng củi cần thiết để cô cạn hoàn toàn dung dịch B.
b.Tính khối lượng củi cần thiết để nhiệt phân hoàn toàn dung dịch B.
c. Tính thể tích hỗn hợp khí E và V
biết hiệu suất của quá trình I chỉ đạt 75%
II. a. Tính nhiệt lượng cần thiết cung cấp trong quá trình biết hiệu suất đạt 75%
b. Tính P(atm) ở 100C
Biết cAL = 850J/KgC, cứ 400J làm bay hơi 100ml B, 350J làm thoát ra 10ml khí E.
Củi 600J/kg
 
S

sky_net115

Bài này tư duy nhé!
Người ta đặt một viên bi đặc bằng sắt hình cầu bán kính R = 6cm đã được nung nóng tới nhiệt độ lên mặt một khối nước đá rất lớn ở . Hỏi viên bi chui vào khối nước đá đến độ sâu bao nhiêu? Bỏ qua sự dẫn nhiệt của nước đá và độ nóng lên của đá đã tan. Cho khối lượng riêng của sắt là D = 7800kg/m3, khối lượng riêng của nước đá là D0 = 915kg/m3, nhiệt dung riêng của sắt là C = 460J/kg.K, nhiệt nóng chảy của nước đá ( tức là nhiệt lượng mà 1kg nước đá ở cần thu vào để nóng chảy hoàn toàn thành nước ở nhiệt độ ấy) là = 3,4.105J/kg. Thể tích hình cầu được tính theo công thức với R là bán kính.
 
L

lamlopbs

nhưng bài trên của bạn không có nhiệt độ của cục sắt tròn với nhiệt độ của khối nước đá thì sao làm bài được:khi (163)::khi (163)::khi (184)::khi (163):
 
S

sky_net115

nhưng bài trên của bạn không có nhiệt độ của cục sắt tròn với nhiệt độ của khối nước đá thì sao làm bài được:khi (163)::khi (163)::khi (184)::khi (163):

Bạn đọc thật kĩ đầu bài nhé! Viên bị bị nung nóng nhé! tức là ở 100oC
Còn nước đá thì luôn ở OoC rồi
 
L

lamlopbs

sắt thì có thể nung nóng hơn 100*c dc nên mình cứ nghĩ là nhiệt độ khác nên mình không bít.thông cảm nha
 
H

hanhari_9630

Anh có bài này:
Trong 1 cốc nước có 1 cục nước đá nổi. giữa cục đá có 1 viên bi sắt. Dùng 1 bếp điện nhỏ đun nóng cốc nước. Hỏi phải đun trong bao lâu thì viên bi chìm xuống, coi thời gian truyền dẫn nhiệt trong các vật đã cho như tức thời. Biết bếp điện có công suất [TEX]100W[/TEX], hiệu suất [TEX]80%[/TEX]; Khối lượng cục đá là [TEX]200g[/TEX] viên bi là [TEX]20g[/TEX]; KLR của nước là [TEX]1000[/TEX], nước đá là [TEX]900[/TEX], sắt là [TEX]7800[/TEX]; nhiệt độ nóng chảy của nước đá [TEX]3,4.10^5(J/kg)[/TEX]

Bài này thầy giáo anh cho anh ôn từ năm ngoái...anh thấy khá hay
 
  • Like
Reactions: kloseger123
T

thokitty198

Một tủ lạnh khi sản xuất nước đá cần thời gian T1=25 phút để làm lạnh nước từ nhiệt độ t1=20 độC đến t2=0 độC và thời gian T2=1 giờ 40 phút để nước đông đặc thành nước đá.hãy xác định nhiệt nóng chảy của nước đá theo các số liệu đã cho.Coi sự tỏa nhiệt của tủ lạnh là không đổi trong quá trình làm đá.
 
S

sweetcream_399

kho day kho day !!!!!

Để nuôi một loại cá ở xứ lạnh trong một hồ cá tại TP.HCM người ta cần duy trì nhiệt độ của nước trong hồ cá là t0 = 150C. Nhiệt độ của môi trường xung quanh hồ cá là t1 = 250C, nhiệt lượng trao đổi trong một đơn vị thời gian giữa hồ nước và môi trường tỉ lệ thuận với hiệu nhiệt độ giữa chúng. Để duy trì nhiệt độ nước trong hồ cá luôn luôn là t0 = 150C, người ta nhúng vào hồ một thiết bị trao đổi nhiệt, đó là một ống kim loại mỏng, nhẹ và dài, có nước ở nhiệt độ t2 = 100C chảy vào. Khi đường ống ra khỏi hồ, nước chảy ra từ ống kim loại có cùng nhiệt độ t0 = 150C với nước trong hồ cá. Cho biết khối lượng nước chảy qua ống trong một đơn vị thời gian là ∆m = 4g/s, khi này nhiệt lượng mà nước trong hồ hấp thụ của môi trường xung quanh được truyền cho nước trong đường ống hồ và nhiệt độ của nước trong hồ được giữ không đổi. Hỏi, để duy trì nhiệt độ của nước trong hồ cá vẫn là t0 = 150C khi nhiệt độ của môi trường xung quanh hồ cá tăng lên là t’1= 300C:
Nhiệt độ t’2 của nước chảy vào ống phải là bao nhiêu nếu khối lượng nước chảy qua ống trong một đơn vị thời gian vẫn là ∆m = 4g/s?
Khối lượng nước chảy qua ống trong một đơn vị thời gian ∆m’ phải là bao nhiêu nếu nhiệt độ của nước chảy vào ống vẫn là t2 = 100C?
 
Top Bottom