Vật lí 8, các bạn giúp mình nha.

G

girltoanpro1995

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hôm qua mình thi học kì 2 có câu trắc nghiệm này, mình thấy nó khó hiểu quá. Mong pà kon chỉ bảo với nha:
Động cơ của máy bay có công suất 2.[tex] 10^6 [/tex] W.Hiệu suất 30%, năng suất toả nhiệt của xăng là 4,6.[tex] 10^7 [/tex] J/kg. Hỏi với 1 tấn xăng máy bay có thể bay trong bao lâu?
A.1 giờ 30 phút
B.1 giờ 55 phút
C.20 giờ 30 phút
D.3 giờ 20 phút

Mình làm bài này lúc thi ra câu D, về làm lại ra câu B. Cầu mong mình làm lại sai. hjhj...:D:)>-
 
Last edited by a moderator:
N

nguoiquaduong019

đáp án là : B

như thé này nhá!

Nhiệt lượng 1 tấn xăng tỏa ra là :

[TEX]Q =4,6.10^7 . 1000 = 4,6.10^10 [/TEX]

vì hiệu suất bằng 30% nên nhiêt lượng mà động cơ máy bay thu vào thực tế bằng:

[TEX]A =30% Q_1 =[/TEX]

[TEX]P.t = 30% . 4,6.10^10 [/TEX]

[TEX]2.10^6 . t = 1,38.10^10 [/TEX]

[TEX]=> t = 6900 (s) =1 ( h) 55 (ph) [/TEX]
 
G

girltoanpro1995

Cảm ơn bạn nhé! Bạn có thể giúp mình bài này ko?
Thác nước cao h(m) vs độ chênh lệch nhiệt độ của nước ở đỉnh vs chân thác là 0.3*C. Gỉa thiết khi chạm vào chân thác, toàn bộ động năng của nước chuyển hết thành nhiệt lượng truyền trong nước. Cho bjk nhiệt dung riêng của nước là 4.200J/kg.K. Tính độ cao của thác nước.
:)
 
N

nguoiquaduong019

khi nước đén chân tháp thì toàn bộ thế năng chuyển hóa hoàn toàn sang động năng.

vì giả thiết cho khi chạm vào chân thác, toàn bộ động năng của nước chuyển hết thành nhiệt lượng truyền trong nước nên ta có pt:

Wt = A

10.m.h = 0,3.4200.m

=> 10h = 1260

=>h=126 (m)
 
8

816554

Động cơ của máy bay có công suất 2. [TEX]10^6[/TEX] W.Hiệu suất 30%, năng suất toả nhiệt của xăng là 4,6.[TEX]10^7[/TEX] J/kg. Hỏi với 1 tấn xăng máy bay có thể bay trong bao lâu?
A.1 giờ 30 phút
B.1 giờ 55 phút
C.20 giờ 30 phút
D.3 giờ 20 phút

vậy là bạn đi thi làm sai rồi, đáp án đúng là câu B. có thể giải sơ là như thế này:
nhiệt lượng toả ra: 4,6.[TEX]10^7[/TEX] * 1000 = 4,6.[TEX]10^{10} [/TEX](J)
nhiệt năng biến thành cơ năng là:
4,6.[TEX]10^{10}[/TEX].0.3 = 1.38.[TEX]10^{10} [/TEX](J)
thời gian:
1,38.[TEX]10^{10}[/TEX]: 2.[TEX]10^6[/TEX] = 6900 (s) = 1h55'
 
8

816554

Cảm ơn bạn nhé! Bạn có thể giúp mình bài này ko?
Thác nước cao h(m) vs độ chênh lệch nhiệt độ của nước ở đỉnh vs chân thác là 0.3*C. Gỉa thiết khi chạm vào chân thác, toàn bộ động năng của nước chuyển hết thành nhiệt lượng truyền trong nước. Cho bjk nhiệt dung riêng của nước là 4.200J/kg.K. Tính độ cao của thác nước.
:)

nhiệt năng của nước là Q. Vì động năng cùa nước cũng chính là công của nước sinh ra nên
Q= A
\Leftrightarrow c.m.(t2-t1) = P.h
\Leftrightarrow 4.200.m.0.3 = 10m.h
\Leftrightarrow 1260 = 10h
\Leftrightarrow h= 126 (m)
 
G

girltoanpro1995

Mình post bài này, các bạn giải thik nhá:
-Tại sao khi buông tay thả dây cung thì mũi tên bay đến mục tiêu?
-Tại sao khi giặt quần áo, nơi ta thường đem phơi chúng ở những nơi có nhìu nắng?
Nếu thấy mình siêng post thì nhớ thanks nhá!:D
 
Last edited by a moderator:
Z

zakumi_2010

_Phơi quần áo ở ngoài trời nắng để các phân tử của quần áo hoạt động mạnh (vì nắng có nhiệt độ cao) để quần áo mau khô
_Buông tay khỏi dây cung=>mũi tên bay tới mục tiêu do khi kéo dây cung ta đã sử dụng 1 lực tương ứng, do dây cung đàn hồi nên khi thả tay thì dây trở về trạng thái ban đầu và đẩy tên bay trúng đích với lực bằng lực kéo dây
(đúng thì thanks cái nha! Tui mới vào thanks cái cho khí thế:D )
 
D

dinhlamduc

Chưa chắc đâu bạn. Có lẽ như vầy nè:
- Phơi chỗ nhiều nắng làm cho nước mau chóng thoát hơi => mau khô
- Bắn cung thì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Là phải ngắm chính xác, chuẩn và phải bắn với 1 lực đủ mạnh thì mũi tên mới bây trúng mục tiêu được. Còn nếu không đảm bảo các yếu tố trên thì khi thả dây có thể nhầm chỗ đấy!!!!!:D
 
G

girltoanpro1995

Cảm ơn các bạn đã trả lời, mình đã hỏi cô và cô giải thik như sau:
Câu 1: Khi giặt quần áo, các pt n'c xen kẽ vào những chỗ trống của sợi vải nên quần áo bị ướt. Để làm khô ta phơi ngoài nắng để ở nhiệt độ cao, các pt chuyển động mạnh hơn và tách ra khỏi sợi vải bay ra làm khô quần áo.
Câu 2:Ta kéo dây cung làm dây cung biến dạng. Công mà ta thực hiện đc chuyển hoá thành thế năng đàn hồi của cung khi nó biến dạng. Khi ta thả dây cung thì thế năng đàn hồi của cung đã chuyển hoá thành động năng của mũi tên và nhờ sự chuẩn khi nhắm mà mũi tên bay đến mục tiêu.:)
Mình rất tò mò vì 1 câu của đứa em lớp 1. Nó hỏi vì sao mặt trắng cứ quay quanh trái đất, trái đất cứ quay quanh mặt trời?? Có bao jờ nó mệt nên ngừng lại ko?? Nó lấy nguyên liệu từ đâu mà quay mãi thế?? :DLàm giúp mình câu này nhá!
 
V

vomanhduy

Mình rất tò mò vì 1 câu của đứa em lớp 1. Nó hỏi vì sao mặt trắng cứ quay quanh trái đất, trái đất cứ quay quanh mặt trời?? Có bao jờ nó mệt nên ngừng lại ko?? Nó lấy nguyên liệu từ đâu mà quay mãi thế?? :DLàm giúp mình câu này nhá!
Bất cứ vật nào cũng có một "lực hút" ( không biết gọi có đúng không nữa), vật càng lớn thì lực hút càng mạnh (chắc vậy). Cho nên trái đất to hơn mặt trăng, mặt trăng xoay quanh trái đất. Trái đất nhỏ hơn mặt trời nên xoay quanh mặt trời. Có điều mặt trăng gần trái đất hơn nên xoay quanh trái đất chứ không xoay quanh mặt trời.Chắc thế :)
 
N

nguoiquaduong019

không đúng.
thứ nhất: không phải bất cứ vật nào cũng có lực hút. ( ví dụ : cái bàn thì lực hút đâu hả em ?? ;)) )

thứ 2: chưa chắc là vật càng lớn thì lực hút càng mạnh.

==> phần giải thik của em không ổn lắm

Của chị:

* Năng lượng sinh ra để cho trái đất quay là vĩnh cửu, năng lượng này ko bao giờ cạn kiệt, do đó, trái đất ó thể quay quanh mặt trời mãi mãi, nên sẽ k có chyện " mệt" đâu nhá !! :D
 
T

tonduchoang

Mặt trăng là vệ tinh của trái đất, nó luôn quay quanh Trái Đất với 1 cự ly tương ứng. Trái Đất vốn có 1 loại lực hút, nó hút mặt trăng giữ không cho mặt trăng đi ra xa, còn mặt trăng lại có 1 lực kéo để thoát ra khỏi sức hút của trái đất, người ta gọi là lực ly tâm. Lực hút của trái đất đúng bằng lực ly tâm của mặt trăng, vì vậy giữa chúng không ai kéo nổi ai. Vì vậy mặt trăng luôn quay quanh Trái Đất trên 1 quỹ đạo có cự ly tương ứng.2 lực hút đó sẽ không bao giờ mất nên nó sẽ không bao giờ ngừng lại
 
V

vomanhduy

Em nhớ là vật nào cũng có lực hút. Chỉ là lực đó lớn hay nhỏ thôi. Vì các đồ vật xung quanh lực hút quá bé nên ta không cảm thấy được
 
G

girltoanpro1995

Mình cũng nghĩa giống vomanhduy nhưng mà sao mặt trăng ko quay quanh mặt trời như trái đất nhỉ? Mà nếu mọi vật đều có lực hút vậy thiên thạch bị hút hết vào trái đất a`? Cái câu này khó hiểu quá! Không bjk sao đứa em thông minh quá( tự khen). Mà ai giải thik rõ hộ mình với nhá! Nếu thấy câu này hay thì thanks nồng nhiệt zô!!:D
 
Z

zakumi_2010

Mặt trăng quay quanh trái đất do trái đất có sức hút với mặt trăng, trái đất quay quanh mặt trời do mặt trời có sức hút với trái đất (thầy bói đoán mò:D)
chúng không nghỉ vì chúng không mệt, chúng không mệt vì chúng có nhiên liệu, nhiên liệu là do nhiệt độ của mặt trời (sai be bét nhưng cứ post cho vui:)) )
 
G

girltoanpro1995

úi trời, bạn làm sai mà vẫn post làm mình mất công đọc quá! Bạn nèo bjk thì làm cí coi. Hay từ nay mình post đề oy` mấy bạn lèm nhớ! Nếu thấy mình siêng post thì nhớ thanks hén!
 
T

tonduchoang

theo mình nghĩ thì tạj vì sức hút của mặt trời lớn hơn sức hút của mặt trăng nên mặt trăng không thể quay quanh mặt trời
còn cái câu sau thì chưa nghĩ ra được!hjjhj :D
 
H

hoanga7a4

Trả lời

Mình rất tò mò vì 1 câu của đứa em lớp 1. Nó hỏi vì sao mặt trắng cứ quay quanh trái đất, trái đất cứ quay quanh mặt trời?? Có bao jờ nó mệt nên ngừng lại ko?? Nó lấy nguyên liệu từ đâu mà quay mãi thế?? :DLàm giúp mình câu này nhá!
Trình độ lớp 8 hiện nay chưa trả lời đc.Nếu muốn trả lời thì cố gắng học hỏi thật nhiều.Còn không thì lên lớp trên
 
Z

zakumi_2010

ha ha ha!!!
Ơ-rê-ca, ơ-rê-ca!!!
Trái đất quay xung quanh Mặt trời do có lực li tâm quán tính sản sinh ra và lực hấp dẫn của Mặt trời với Trái đất là ngang nhau, làm cho Trái đất không bị lệch mà trái lại, luôn quay xung quanh Mặt trời.

Mặt trăng quay xung quanh Trái đất do đường kính Mặt Trăng là 3.474 km, tức hơn một phần tư đường kính Trái Đất. Khối lượng Mặt Trăng khoảng bằng 2% khối lượng Trái Đất và lực hấp dẫn tại bề mặt Mặt Trăng bằng 17% lực hấp dẫn trên bề mặt Trái Đất.
(tham khảo sách thiên văn:D )
 
Top Bottom