[Vật lí 8] Biểu diễn lực

Y

yui_2000

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mặt Trăng chuyển động tròn đều quanh Trái Đất. Lực tác dụng lên Mặt Trăng là lực hút của Trái Đất có điểm đặt tại Mặt Trăng và hướng về tâm Trái Đất. Lực này có tác dụng làm thay đổi yếu tố nào của chuyển động?
 
D

doraemon_chan

Theo mình chắc là lực này làm thay đổi đường thẳng của mặt trăng nếu lức hút của trái đất mà hút mặt trang theo 1 hướng thẳng thì chẳng khác gì mặt trăng là một thứ có thế hủy diệt trái đất sao ?
 
T

thanhhung2805

Lực hút trái đất tác dụng lên mặt trăng làm mặt trăng chuyển động tròn đều quanh trái đất.
 
N

ngocbich74

lực hút của mặt trời làm thay đổi hướng chuyển động của mặt trăng :
-mặt trời hút mặt trăng về phía mình nhưng giữa chúng vẫn có 1 lực cản và mặt trăng lại đang chuyển động \Rightarrow mặt trời sẽ hút mặt trăng quay xung quanh mình
 
Last edited by a moderator:
K

kienconktvn

Mặt Trăng chuyển động tròn đều quanh Trái Đất. Lực tác dụng lên Mặt Trăng là lực hút của Trái Đất có điểm đặt tại Mặt Trăng và hướng về tâm Trái Đất. Lực này có tác dụng làm thay đổi yếu tố nào của chuyển động?

theo mình được hiểu thì giữa mặt trăng và trái đất có lực hút (lực hấp dẩn), lực nằm trên đường thẳng nối tâm giữa mặt trăng và trái đất đóng vai trò là lực hướng tâm. mặt trăng đang quay quanh trái đất nên xuất hiện 1 lực gọi là lực ly tâm, vuông góc với vận tốc dài của mặt trăng. Lực ly tâm và lực hướng tâm này đối nhau và cùng độ lớn nên mặt trăng ở trạng thái cân bằng lực.
mình không hiểu ý câu hỏi của bạn lắm :D
thân,
 
Y

yui_2000

RE: kienconktvn

theo mình được hiểu thì giữa mặt trăng và trái đất có lực hút (lực hấp dẩn), lực nằm trên đường thẳng nối tâm giữa mặt trăng và trái đất đóng vai trò là lực hướng tâm. mặt trăng đang quay quanh trái đất nên xuất hiện 1 lực gọi là lực ly tâm, vuông góc với vận tốc dài của mặt trăng. Lực ly tâm và lực hướng tâm này đối nhau và cùng độ lớn nên mặt trăng ở trạng thái cân bằng lực.
mình không hiểu ý câu hỏi của bạn lắm :D
thân,
Cái này mình trích từ trong sách "Tài liệu dạy-học vật lí 8" của thầy Phạm Ngọc Tiến ^^. Với lại hình như những gì cậu nói mình chưa học thì phải?! Nhưng dù sao cũng cảm ơn bạn.
 
K

kienconktvn

Cái này mình trích từ trong sách "Tài liệu dạy-học vật lí 8" của thầy Phạm Ngọc Tiến ^^. Với lại hình như những gì cậu nói mình chưa học thì phải?! Nhưng dù sao cũng cảm ơn bạn.

hi trước sau thì bạn củng phải học, vậy thì biết trước củng được với lại củng dể mà.
cũng giống như bạn quay sợi dây buộc 1 vật nào đó, vật quay tròn quanh tay bạn. lúc này sợi dây căng ra xuất hiện lực căng dây, nó đóng vai trò lực hướng tâm. vật quay xuất hiện lực ly tâm. luôn hướng vật ra xa tay bạn, tuy nhiên do sợi dây (lực hướng tâm) nên vật không thể bay ra xa mà quay quanh tay bạn.
trái đất và mặt trăng củng gần như vậy, thay lực căng dây bằng lực hấp dẩn.
thân,
 
Top Bottom