[vật lí 8] bài thi học sinh giói trường lê đình kiên

L

lovelycat_handoi95

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một bình thông nhau dạng chữ u như hình bên. Mỗi nhánh có dạng hình trụ. Diện tích tiết diện 2 nhánh A và B lần lượt là; 100 cm2, 200 cm2 . Người ta đổ nước vào bình sao cho khoảng cách từ miệng bình đến mặt nước là 33 cm. Sau đó đổ dầu đầy dầu vào nhánh B. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3, dầu là 8000 N/m3.
a. Tính chiều cao cột dầu trong nhánh B và độ chênh lệch của 2 mực nước trong bình?
b. Người ta thả một viên bi có thể tích 100 cm3, khối lượng riêng là 5000 kg/m3 vào một nhánh của bình. Hãy xác định độ chênh lệch giữa hai mức nước trong hai nhánh của bình?









 
L

ljnhchj_5v

a)
- Lấy điểm B là điểm nằm trên mặt phân cách giữa nước và dầu, điểm A ngang với điểm B nằm ở nhánh A.
- Gọi [TEX]h_1[/TEX] là chiều cao cột dầu, [TEX]h_2[/TEX] là chiều cao cột nước từ điểm A đến mặt thoáng.
- Ta có: [TEX]P_A = P_B[/TEX] (1)
* [TEX]P_A = d_n . h_2 ; P_B = d_d . h_1[/TEX] (2)
- Gọi [TEX]\Delta_{h_1}[/TEX] là khoảng cách từ mức nước ban đầu trong nhánh B đến mặt phân cách giữa nước và rượu; [TEX]\Delta_{h_2}[/TEX] là khoảng cách từ mức nước ban đầu trong nhánh B đến mặt thoáng chất lỏng.
- Thể tích nước tụt xuống trong nhánh B, đúng bằng thể tích nước dâng lên trong nhánh A. Mà [TEX]SB = 200 cm^2 = 2SA [/TEX]
\Rightarrow [TEX]\Delta_{h_2}[/TEX] = 2.[TEX]\Delta_{h_1}[/TEX]
- CÓ:
[TEX]h_1 = h_o + \Delta_{h_1}[/TEX]
[TEX]h_2 = \Delta_{h_1} + \Delta_{h_2} = 3.\Delta_{h_1}[/TEX]
- Thay vào (1) và (2) ta có:
[TEX]d_n.3.\Delta_{h_1} = d_d . h_o + \Delta_{h_1}[/TEX]
- Thay số ta giải dc: [TEX]\Delta_{h_1} = 12 cm[/TEX]
\Rightarrow Chiều cao cột dầu: [TEX]h_1 = h_o + \Delta_{h_1} = 33 + 12 = 45cm[/TEX]
- Độ chênh lệch giữa 2 mực nước: [TEX]h_2 = 3.\Delta_{h_1} = 3.12 = 36 cm[/TEX]

b)
* Viên bi dc thả vào nhánh B, do có khối lượng riêng lớn hơn dầu nên bi chìm. Nó chiếm chỗ dầu làm dầu dâng lên và bị tràn ra ngoài. Thể tích dầu bị chiếm chỗ chính bằng thể tích viên bi.
\Rightarrow Chiều cao cột dầu còn lại sau khi bi đã chìm vào nc là: [TEX]45 - \frac{100}{200} = 44,5 cm[/TEX]
- Gọi độ chênh lệch của hai mực nước bây giờ là h’.
Ta có: [TEX]h’ . d_n = 44,5 . d_d [/TEX]
\Rightarrow [TEX]h’ = 44,5 . \frac{8000}{10000} = 35,6 cm[/TEX]
- Sau đó nó chìm trong nước làm cho mực nước trong cả 2 nhánh sẽ dâng lên
* Viên bi được thả vào nhánh A, do có trọng lượng riêng lớn hơn nước nên bi chìm. Nó sẽ chiếm chỗ trong nước làm cho nước dâng lên và đẩy dầu trong nhánh B ra khỏi bình. Trọng lượng nước bị chiếm chỗ chính bằng trọng lượng riêng của bi.
- Mực nước dâng lên trong nhánh A: [TEX]y = \frac{100}{100} = 1 cm[/TEX]
- Ấp suất tại điểm A tăng đẩy nước sang nhánh B, dầu trong nhánh B sẽ tràn ra ngoài một phần đến khi cân bằng.
+ Giả sử chiều cao cột dầu là [TEX]h_1'[/TEX], chiều cao cột nước trong nhánh A đến điểm A' ngang mặt phân cách giữa nước và dầu là [TEX]h_2'[/TEX]:
[TEX]d_n . h_2' = d_d . h_1'[/TEX], thay số rút gọn ta dc: [TEX]5. h_2' = 4.h_1'[/TEX] (3)
- Gọi x là mực nước tụt xuống trong nhánh A thì mực nước dâng lên trong nhánh B là 0,5x
- Khi đó: [TEX]h_2' = h_2 + y - 1,5x = 36 + 1 - 1,5x[/TEX]
[TEX]h_1' = h_1 - 0,5x = 45 - 0,5x[/TEX]
- Thay vào (3) ta dc: x = 0,9 cm
\Rightarrow [TEX]h_2' = 36 + 1 - 1,5.0,9 = 35,64 cm[/TEX] \Rightarrow giảm gầm 0,36 cm
 
Top Bottom