Vật lí [Vật lí 8] Bài Tập SBT

L

leemin_28

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: (14.3 SBT) Ở hình 14.1 (SBT - tr 39), hai quả cầu A và B đều làm bằng nhôm và có cùng đường kính, một quả rỗng và một quả đặc. Hãy cho biết quả nào rỗng và khối lượng quả nọ lớn hơn quả kia bao nhiêu lần? Giả sử rằng thanh AB có khối lượng không đáng kể
Bài 2: (14.7 SBT). Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50kg lên cao 2m
a. Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125N. Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
b. Thực tế có ma sát và lực kéo là 150N. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
Chú ý: Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là:
picture.php

trong đó:
P là trọng lượng của vật
h là độ cao,
F là lực kéo vật theo phương mặt phẳng nghiêng,
l là chiều dài mặt phẳng nghiêng
Bài 3: (16.10 SBT) Một vật có khối lượng m được nâng lên độ cao h rồi thả rơi.
a. Tính công mà vật thực hiện được cho đến khi chạm mặt đất
b. Lập công thức tính thế năng của vật ở độ cao h
 
Last edited by a moderator:
G

galaxy98adt

Bài 1: (14.3 SBT) Ở hình 14.1 (SBT - tr 39), hai quả cầu A và B đều làm bằng nhôm và có cùng đường kính, một quả rỗng và một quả đặc. Hãy cho biết quả nào rỗng và khối lượng quả nọ lớn hơn quả kia bao nhiêu lần? Giả sử rằng thanh AB có khối lượng không đáng kể
Bài này có hình không bạn? :)


Bài 2: (14.7 SBT). Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50kg lên cao 2m
a. Nếu không có ma sát thì lực kéo là F = 125N. Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
b. Thực tế có ma sát và lực kéo là F1 = 150N. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
picture.php

Gọi $\alpha$ là góc hợp bởi mp nghiêng với mặt phẳng ngang.
a)
Theo giả thiết, ta có: $F_k = P_x$
\Leftrightarrow $125 = 10.m.sin\ \alpha$ \Leftrightarrow $125 = 10.50.sin\ \alpha$ \Leftrightarrow $sin\ \alpha = 0,25$
Vậy chiều dài mặt phẳng nghiêng là: $l = \frac{h}{sin\ \alpha} = \frac{2}{0,25} = 8 (m)$
b)
Ta có: $H = \frac{A_i}{A_{tp}} = \frac{F.l}{F_1.l} = \frac{5}{6}$


Bài 3: (16.10 SBT) Một vật có khối lượng m được nâng lên độ cao h rồi thả rơi.
a. Tính công mà vật thực hiện được cho đến khi chạm mặt đất
b. Lập công thức tính thế năng của vật ở độ cao h
a)
Ta có: $A = P.h = 10.m.h (J)$
b)
Khi vật từ độ cao h rơi xuống mặt đất thì toàn bộ thế năng đã chuyển hóa thành động năng (từ $W_{max} \Longrightarrow 0$) và thực hiện công.
\Rightarrow $W_t = A = 10.m.h$
Đó là công thức tính thế năng của vật ở độ cao h.
 
Top Bottom