[Vật lí 8] Bài tập áp suất

D

dangtuan2109

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Một ngọn núi có áp suất chân núi P1=71.2cmHg , áp suất đỉnh núi P2=58.9cmHg, biết dHg=136000/m3. Hỏi:
a) chiều cao của ngọn núi
b) nếu dHg=135600N/m3 thì P1=?
2.Ruột cao su của một quả bóng chuyền khi bị xẹp lại có diện tích 1 mặt là 200cm2. Đặt ruột bóng lên bàn rồi đặ lên ruột quả bóng một 1 vật phẳng có trọng lượng bằng P. Dúng miệng thổi vào ruột bóng làm áp suất trong ruột gáp 2.5 lần áp suất khí quyển để nâng vật lên. Tính P biết Pkq=10000N/m3.
3. Một quả cầu bắng sắt có d=78000N/m3.khi cân ngoài không khí thì có trọng lượng là P=5N. Tính số chỉ của lực kế khi nhúng quả cầu vào nước.
4.Một khối gỗ hình chữ nhật khi thả vào trong nước thì 1/3 khối gỗ nổi trên mặt nước. Tính trọng l
ượng riêng của khối gỗ đó.
5.Một vật đặt ở ngoài không khí cân nặng 15N, ở trong nước nặng 12N, Tính thể tích và trọng lương của vật.


>>Chú ý : cách viết tiêu đề :[môn + lớp] + Tiêu đề
Đã sửa
 
Last edited by a moderator:
A

angleofdarkness

Bài 5:

Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật khi vật nhúng chìm trong nước là:
$F_A = P – F = 15 – 12 = 3 (N).$
Thể tích của vật là:
$V = \dfrac{F_A}{d_0} = \dfrac{3}{10^4} = 3.10^{-4} (m^3).$
Tlr của vật là:
[FONT=&quot]$d = \dfrac{P}{V} = \dfrac{15}{3.10^{-4}} = 50000 (N/m^3).$[/FONT]
Bài 4:

Thể tích phần gỗ chìm trong nước là $V_1 = \dfrac{2V}{3}.$
Lực đẩy Acsimet tác dụng lên khối gỗ là:
$F_A = d_0.V_1 (N).$
Trọng lượng của khối gỗ là là:
$P = d.V (N).$
Khi vật cân bằng ta có $F_A = P.$
Hay $d_0.V_1 = d.V.$
Thay $d_0 = 10^4$ và $V_1 = \dfrac{2V}{3}$ vào ta được tlr của gỗ là $d \approx 6666,67 (N/m^3).$


Bài 3:


Thể tích của quả cầu là:
$V = \dfrac{P}{d} = \dfrac{5}{78000} \approx 64.10^{-6} (m^3).$
Lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả cầu khi nó bị nhúng chìm trong nước là:
$F_A = d_0.V = 10^4.64.10^{-6} = 0,64 (N).$
Số chỉ lực kế khi lúc này chính là hợp lực của trọng lượng và lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả cầu:
$F = P – F_A = 5 – 0,64 = 4,36 (N).$

Bài 2:


Gọi d,r,V,S là đường kính, bán kính, thể tích, diện tích mặt cầu của quả bóng cao su (đơn vị).
Đổi $200cm^2 = 0,02m^2.$
Thể tích của quả bóng là:
$V = \dfrac{4}{3}.3,14.r^3 = \dfrac{4}{3}.3,14.{\left ( \sqrt{\dfrac{0,02}{3,14}} \right )}^3 \approx 2,128.10^{-3} (m^3).$
Trọng lượng của không khí trong quả bóng là:
$P_0 = d.V = 12,5.2,128.10^{-3} = 0,0266 (N).$
Diện tích mặt cầu của quả bóng:
$S = 3,14.d^2 = 3,14.{\left (\left ( \sqrt{\dfrac{0,02}{3,14}} \right ).2 \right )}^2 = 0,08 (m^2).$
Áp suất tác dụng vào ruột bóng:
$p = \dfrac{P}{S} = \dfrac{0,0266}{0,08} = 0,3325 (N/m^2).$
Áp suất khí quyển để nâng vật lên:
$p_{kq0} = \dfrac{p}{2,5} = \dfrac{0,3325}{2,5} = 0,133 (N/m^2).$
Độ chênh lệch về áp suất là:
$p_{k1} = p_{kq} – p_{kq0} = 99999,867 (N/m^2).$
Bài 1:

a) Độ giảm áp suất khí quyên từ chân núi lên đến đỉnh núi là:
$p = p_1 – p_2 = 71,2 – 58,9 = 12,3 (cmHg).$
Áp suất cột không khí có độ cao H từ chân núi lên đến đỉnh núi là:
H.d’ = 12,3 (cmHg).
Với d’ là tlr của không khí.
Áp suất của cột thủy ngân cao 12,3cm tức 0,123m là:
$h.d = 0,123.136000 = 16728 (N/m^2).$
Từ đó H.d’ = 16728 nên $H = \dfrac{16728}{12,5} = 1338,24 (m).$
Vậy chiều cao ngọn núi là 1338,24m.
b) Nếu d = 135600 $N/m^3$ thì có $P_1 = \dfrac{0,712}{136000}.135600 \approx 0,71 (m) = 71 (cm).$

 
Top Bottom