[Vật lí 8] Ba bài tập khó.

F

frail_happiness

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1 : An , Lạc , Hoà cần đi từ A đến B cách nhau 16km nhưng chỉ có 1 chiếc xe đạp . An chở Hoà còn Lạc đi bộ , xuất phát cùng lúc đến 1 điểm C thích hợp , An thả Hoà xuống đi bộ típ còn mình quay trở lại đón Lạc , cuối cùng đến B cùng lúc . Biết vận tốc của xe đạp là 16 km/h còn vạn tốc đi bộ là 4km/h. Xác định vị trí của C và thời gian cần thiết để từ A đến B của 3 ng`:(
bài 2 : Hai bình trụ , tiết diện S1 = 60 cm^2 , S2 = 40 cm^2 thông đáy bằng 1 ống nhỏ có khoá K đang đóng ở giữa. Bình 1 đựng nước , bình 2 đựng dầu , cùng có độ cao h=100cm
a)mở khoá K , tính thể tích nước đã tràn qua bình 2 khi có cân bằng
b)Sau đó đổ xăng vào bình 1 cho đến khi độ cao cột chất lỏng ở bình 1 lại là 100cm .Tính khối lượng xăng đã đổ vào bình 1:|
Bài 3 : 1 miếng thép có khối lượng 1kg đang ở 600 độ c đặt trong 1 vại cách nhiệt . Người ta rót nước ở 20 độ c lên miếng thép để làm nó nguội của nó xuống đến 60 độ . Xem rằng sự cân bằng nhiệt xảy ra tức thời . Tính khối lượng nước cần dùng nếu :
a) nước đc rót rất nhanh vào vại
b) Nước dc rót rất chậm lên miếng thép
 
T

thienxung759

Bài 1 : An , Lạc , Hoà cần đi từ A đến B cách nhau 16km nhưng chỉ có 1 chiếc xe đạp . An chở Hoà còn Lạc đi bộ , xuất phát cùng lúc đến 1 điểm C thích hợp , An thả Hoà xuống đi bộ típ còn mình quay trở lại đón Lạc , cuối cùng đến B cùng lúc . Biết vận tốc của xe đạp là 16 km/h còn vạn tốc đi bộ là 4km/h. Xác định vị trí của C và thời gian cần thiết để từ A đến B của 3 ng`:(
Anh thử bài 1 trước.
Hoà, Lạc đi bộ.
Xét chuyển động của Lạc: Đi bộ một đoạn rồi đi xe đạp ----> đến B.
Hoà: Đi xe đạp một đoạn rồi đi bộ ----> đên B.
Vận tốc đi bộ lại như nhau. Vậy nên họ chỉ có thể về B cùng lúc khi quãng đường hai người đi bộ là như nhau.
Giả sử An và Lạc gặp nhau tại D. Ta có AD = CB (phân tích ở trên).

Gọi t là thời gian xe đạp đi cho đến lúc gặp Lạc.
[TEX]t = \frac{AC + CD}{16} = \frac{AD}{4}[/TEX]
Hay [TEX]AC+CD = 4AD[/TEX]
Mà [TEX]AC - CD = AD = CB[/TEX]
Lại có [TEX]AC + CB = 16[/TEX]

Dựa vào 3 pt trên ta được [TEX]2AC = 5AD [/TEX]
[TEX]AC + AD =16[/TEX]
Giải ra được: [TEX]AC = \frac{80}{7}[/TEX]
[TEX]AD = \frac{32}{7}[/TEX]
Thời gian cần thiết để đi hết AB là:
[TEX]t = \frac{2AC + CD}{16} = \frac{13}{7} (h)[/TEX].
 
Last edited by a moderator:
T

thienxung759

Buồn quá! Xử luôn vậy.

bài 2 : Hai bình trụ , tiết diện S1 = 60 cm^2 , S2 = 40 cm^2 thông đáy bằng 1 ống nhỏ có khoá K đang đóng ở giữa. Bình 1 đựng nước , bình 2 đựng dầu , cùng có độ cao h=100cm
a)mở khoá K , tính thể tích nước đã tràn qua bình 2 khi có cân bằng
b)Sau đó đổ xăng vào bình 1 cho đến khi độ cao cột chất lỏng ở bình 1 lại là 100cm .Tính khối lượng xăng đã đổ vào bình 1:|
Bài 3 : 1 miếng thép có khối lượng 1kg đang ở 600 độ c đặt trong 1 vại cách nhiệt . Người ta rót nước ở 20 độ c lên miếng thép để làm nó nguội của nó xuống đến 60 độ . Xem rằng sự cân bằng nhiệt xảy ra tức thời . Tính khối lượng nước cần dùng nếu :
a) nước đc rót rất nhanh vào vại
b) Nước dc rót rất chậm lên miếng thép
2) Khi mở khoá, áp suất ở hai nhánh phải bằng nhau.
Vì vậy có nước tràn từ nhánh này chạy sang nhánh kia.
Chiều cao của cột dầu không đổi: 100 cm (cao quá!)
Chiều cao của cột nước bên nhánh 1 lúc này là h.
Ta có [TEX]d_nh = 1*d_d + h'd_n[/TEX]
Với [TEX]h' = \frac{(1 - h)S_1}{S_2}[/TEX]
Thế vào phương trình: [TEX]d_nh = d_d + 1,5(1-h)d_n[/TEX]
Chuyển vế:[TEX]2,5hd_n = 1,5d_n +d_d[/TEX]
[TEX]d_n = 10000, d_d = 9000[/TEX]
Ta được [TEX]h = 0,96[/TEX]
Vậy thể tích nước chảy qua bình 2 là [TEX]V = 0,04*0,0006 = 2,4*10^{5} m^3 = 24 cm^3 [/TEX].
Câu b.
Tương tự:
Nhưng phải biết [TEX]d_x[/TEX].
Bài 3:
Rót nhanh:
Gọi m là Kl nước ta có
[TEX]mc(60 - 20) = m_tc_t(600 - 60) [/TEX]
[TEX]c_t = 460 [/TEX] (đúng không nhỉ?).
Thế vào được [TEX]m = 1,478 kg[/TEX].
Nếu rót từ từ thì sẽ có một lượng nước bay hơi.
Ta chia thành 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1, nhiệt độ miếng thép giảm từ 600 đến 100 độ C.
Giai đoạn này nước tăng từ 20 độ lên 100 độ rồi bay hơi.
Ta có:[TEX]m_1c80 + mL = m_tc_t500[/TEX]
[TEX]L[/TEX] hình như bằng [TEX]2,3*10^6[/TEX]
Thế vào tìm được [TEX]m_1 = 0,08725 kg[/TEX]

Giai đoạn 2, miếng thép giảm từ 100 đến 60 độ, nước không bay hơi nữa.
Ta có [TEX]m_2c(60 - 20)= m_tc_t(100-60)[/TEX]
Tìm được [TEX]m_2 = 0,1095Kg[/TEX]
Vậy phải tốn [TEX]m = m_1 +m_2 = 0,19677 kg[/TEX]

Số liệu có thể không chính xác do các hằng số anh quên sạch trơn!
 
Top Bottom