Gương cầu lõm hay gương phẳng,...đều không quan trọng, quan trọng là diện tích nhận ánh sáng. Vì ánh sáng mặt trời phân bố đều nên diện tích đón ánh sáng càng lớn thì năng lượng thu được càng lớn.
Thời của ac-si-met không thể chế tạo được một gương cầu lõm cỡ lớn được.
Có truyền thuyết cho rằng ông đã cho 300 binh sĩ cầm khiên được mạ bóng loáng, hội tụ tia sáng về phía thuyền giặc. Thực tế thì điều này cũng không làm được, vì tay người không lúc nào yên cả.
Các nhà thực nghiệm đã tạo một mô hình giả định: Một chiếc thuyền la mã được làm bằng loại gỗ dễ cháy nhất, xung quanh thuyền còn được bôi sáp và phủ vải.
Họ cho hàng trăm chiếc gương hội tụ ánh sáng vào chiếc thuyền, nhưng chỉ đủ nóng để làm sáp tan chảy một chút.
Lưu ý là ở đây, họ dùng hàng trăm chiếc gương thì diện tích hứng áng sáng cũng đã là mười mấy mét vuông, hơn nữa là gương bạc, phản xạ ánh sáng tốt hơn nhiều so với những tấm khiên đồng. Thời của ac-si-met liệu có làm được như thế?
Chiếc thuyền La Mã không chịu đứng yên, như vậy không đủ thời gian để ánh sáng có thể đốt cháy một điểm.
Còn một điều nữa khiến người ta nghi ngờ truyền thuyết này, là sau khi ac-si-mét mất, hàng trăm năm sau chuyện ấy mới được ghi chép lại.
Liệu còn tin được không?