[Vật lí 7]Phần quang học

B

boconganhkimnguu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Vì sao ta không thể nhìn được những vật ở phía sau lưng nếu ta không quay mặt lại?
2.Một bóng đèn điện khi treo trong nhà, ta thấy kích thước của bóng đèn khá lớn, cũng bóng đèn ấy khi càng xa ta thấy nó càng nhỏ thậm chí chỉ còn một chấm sáng.Tại sao lại như vậy?
3.Khi nào xảy ra hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? Chỉ rõ vai trò tương ứng của Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất. Vật nào là nguồn sáng, vật chắn sáng, màn ảnh?
4.Cho gương phẳng G và điểm sáng S trước gương.Hãy nêu rõ cách vẽ ảnh S' của S bằng 2 cách.
5.Vẽ ảnh của vật sáng AB tạo bởi gương phẳng và nêu cách vẽ.

0872:
Chú ý: Mem thường không được dùng chữ đỏ
Sử dụng ít icon thôi nhé
23121999chien:Chú ý tiêu đề:[Môn+lớp]+Tiêu đề
Đã sửa.
 
Last edited by a moderator:
0

0872

1.

Ta nhìn thấy một vật khi ấnh sáng chiếu thăng vào mắt ta. Nhưng ta không thể nhìn thấy những vật sau lưng ta vì ánh sáng từ chúng truyền trong không khí theo đường thẳng nên không thể truyền tới mắt ta được do đó ta không thể nhìn thấy

3. Khi nào xảy ra hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? Chỉ rõ vai trò tương ứng của Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất. Vật nào là nguồn sáng, vật chắn sáng, màn ảnh?

Nguyệt thực xảy ra khi Mặt trăng bị Trái Đất che khuất, không được Mặt Trời chiếu sáng

Nhật thực xảy ra khi Mặt trăng nằm trong khoảng từ Mặt trời đến Trái đất. Lúc này Trái Đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối

Mặt Trời là nguồn sáng, Mặt Trăng là vật chắn sáng, Trái Đất là màn ảnh
 
Last edited by a moderator:
W

whitetigerbaekho

Câu 1
Ta không nhìn thấy vật sau lưng khi không quay lại vì khi không quay lại không có ánh sáng từ vật đó đến mắt ta nên ta không thấy
Câu 2
Mắt ta là thấu kính hội tụ
Khi ra xa ảnh của bóng đèn đến mắt ta nhỏ đi
 
2

23121999chien

5.Vẽ ảnh của vật sáng AB tạo bởi gương phẳng và nêu cách vẽ.
Cai này ve như sau:
B1:Đo khoảng cách từ đầu A đến gương(Khoảng cách được biểu thị bằng nét liền)
B2:Vẽ trên nứa mặt phẳng không chứa vật sáng AB của gương vẽ đối xứng với A và khoảng cách bằng khoảng cách ta vừa đo(Vẽ bằng nét đứt khi biểu thị khoảng cách từ đầu A ảnh đến gương)
B3:Đầu B vẽ tương tự
B4:Nối A với B
 
0

0973573959thuy

1.Vì sao ta không thể nhìn được những vật ở phía sau lưng nếu ta không quay mặt lại?
2.Một bóng đèn điện khi treo trong nhà, ta thấy kích thước của bóng đèn khá lớn, cũng bóng đèn ấy khi càng xa ta thấy nó càng nhỏ thậm chí chỉ còn một chấm sáng.Tại sao lại như vậy?
3.Khi nào xảy ra hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? Chỉ rõ vai trò tương ứng của Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất. Vật nào là nguồn sáng, vật chắn sáng, màn ảnh?
4.Cho gương phẳng G và điểm sáng S trước gương.Hãy nêu rõ cách vẽ ảnh S' của S bằng 2 cách.
5.Vẽ ảnh của vật sáng AB tạo bởi gương phẳng và nêu cách vẽ.

Bài làm :

1. Ta biết mắt chỉ nhìn thấy 1 vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền tới mắt, mà khi vật ở sau lưng ta, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng trong không khí ở điều kiện bình thường không thể đến mắt ta dc nên ta không nhìn thấy những vật ở phía sau lưng.

2. Mình giải thích như vậy bạn tham khảo : :D
Ta biết rằng môi trường trong suốt để cho hầu hết ánh sáng đi qua mà chỉ hấp thụ một phần nhỏ. Và không khí cũng là một môi trường trong suốt như vậy.

Khi bóng đèn điện treo trong nhà, khoảng cách từ mắt đến bóng đèn điện sẽ gần hơn khi bóng đèn điện treo ở xa và lớp không khí ngăn cách mắt và bóng đèn cũng mỏng hơn lớp không khí ngăn cách đèn và mắt khi đèn treo ở xa. Do lớp không khí mỏng nên không khí chỉ hấp thụ ít ánh sáng từ bóng đèn phát ra, vì vậy vẫn có ánh sáng từ đèn truyền đến mắt ta khiến ta nhìn thấy đèn to và rõ nét. Còn khi bóng đèn ở xa, lớp không khí ngăn cách đèn và mắt sẽ dày hơn, hấp thụ nhiều ánh sáng của đèn phát ra và từ đèn, chỉ có một lượng ánh sáng ít ỏi truyền đến mắt khiến mắt ta nhìn thấy đèn có kích thước nhỏ hơn và mờ hơn. Đèn treo ở vị trí càng xa mắt thì lớp không khí giữa mắt và đèn càng dày, càng hấp thụ nhiều ánh sáng của đèn phát ra, mắt ta càng thấy đèn nhỏ hơn. Khi đèn cách mắt một khoảng cách nhất định nào đó, ta sẽ chỉ thấy đèn là1 chấm sáng.

3.
Hiện tượng Nguyệt thực xảy ra khi và chỉ khi Mặt Trời, Trái Đất, Mặt trăng thẳng hàng (nằm trên cùng 1 đường thẳng) theo thứ tự.
Lúc đó, Mặt trời đóng vai trò là nguồn sáng, Trái đất là vật chắn sáng và Mặt trăng là màn ảnh.

Hiện tượng Nhật thực xảy ra khi và chỉ khi Mặt trời, Trái đất, Mặt trăng thẳng hàng và Mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời.
Khi đó, Mặt trời đóng vai trò là nguồn sáng, mặt trăng là vật chắn sáng và trái đất là màn ảnh.

4.
Có hai cách vẽ ảnh S' của S qua gương phẳng G là :
• Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng
• Dựa theo tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
5.

vwtsql

Bước 1 : Vẽ đoạn thẳng AA' vuông góc với G tại I sao cho AI = IA'
\Rightarrow A' là ảnh ảo của A qua G
Bước 2 : Vẽ đoạn thẳng BB' vuông góc với G tại H sao cho HB = HB'
\Rightarrow B' là ảnh ảo của B qua G.
Bước 3 : Nối A' với B'
Ta được A'B' là ảnh ảo của AB qua gương phẳng G.
 
Last edited by a moderator:
M

megamanxza

1.Vì sao ta không thể nhìn được những vật ở phía sau lưng nếu ta không quay mặt lại?
2.Một bóng đèn điện khi treo trong nhà, ta thấy kích thước của bóng đèn khá lớn, cũng bóng đèn ấy khi càng xa ta thấy nó càng nhỏ thậm chí chỉ còn một chấm sáng.Tại sao lại như vậy?
3.Khi nào xảy ra hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? Chỉ rõ vai trò tương ứng của Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất. Vật nào là nguồn sáng, vật chắn sáng, màn ảnh?
4.Cho gương phẳng G và điểm sáng S trước gương.Hãy nêu rõ cách vẽ ảnh S' của S bằng 2 cách.
5.Vẽ ảnh của vật sáng AB tạo bởi gương phẳng và nêu cách vẽ.

0872:
23121999chien:Chú ý tiêu đề:[Môn+lớp]+Tiêu đề
Đã sửa.

Câu 1: Vì ta chỉ thấy vật khi có ánh sáng từ vật đến mắt ta! Mà mình quay lưng rồi thì ánh sáng từ vật không thể nào truyền tới mắt ta được (do ánh sáng truyền thẳng mà!) nên ta không thấy nó!

Câu 2: Vì mắt của ta là một thấu kính hội tụ (bạn có thể tự chứng minh bằng cách sau: để tay ngay trước mặt bạn, cách mặt 2cm thì 2 mắt bạn phải "lé" lại mới thấy nó). Cũng như thế, khi vật càng xa thì mắt của bạn càng phải giãn ra, tới một độ nào đó thì quá cỡ và vật sẽ bắt đầu mờ dần!

Câu 3: mình sẽ mô tả nguyệt thực bằng tranh vẽ bằng Haivl vậy!
(tranh này em tự chế!)
medium-97393dfd3c0d487686803845c6e76b05-650.jpg
 
Top Bottom