[Vật lí 7] Câu hỏi về điện học?

S

smile_a2

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Dùng 1 mảnh len cọ xát nhiều lần 1 mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy. Vì sao?
A. Vì mảnh phim nhựa được làm sạch bề mặt
B. Vì mảnh phim nhựa bị nhiệm điện
C. Vì mảnh phim nhựa có tính chất từ nam châm
D. Vì mảnh phim nhựa bị nóng lên.
2. Giải thích hiện tượng: "Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó ở trong buồng tối, ta còn thấy các chớp sáng li ti".
3. Làm sao để phân biệt được điện tích dương với điện tích âm?
4. Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa số hay màn hình tivi bằng khăn bông khô, ta vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao?
 
D

doanlethuhoa

1: B
3:Vì khi chúng ta lấy khăn bông lau mặt gương ,màn hình ti vi.thì 2 vật này cọ xát vs nhau ,mặt gương và màn hình ti vi bị nhiễm điện nên chúng hút những bụi vải.
Còn câu 2 cô giáo mình giải thích rồi nhưng mình wween mâtf rôi
 
T

thangvegeta1604

1). B.
2) Khi ta cởi áo, áo cọ xát với cơ thể nên bị nhiễm điện và phóng điện tạo ra chớp sáng li ti cùng với tiếng lách tách.
4) Khi lau chùi gương soi bằng khăn bông, gương soi cọ xát với khăn bông nên bị nhiễm điện và do đó hút các bụi vải.
 
R

riverflowsinyou1

Câu 3

Việc để phân biệt giữa điện tích âm và dương là
Nếu ta thấy hai vật được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại thì chúng hút nhau còn nếu không hút được thì không hút được
 
H

haibucdungnhan

theo mình là thế này

1:b
2.trong khi mặc áo và hoạt động hằng ngày, lớp áo bên ngoài bị cọ xát với các lớp áo bên trong làm cho chúng bị nhiễm điện, khi ở trong buồng tối và cỏi áo ngoài do có hiện tượng phóng tia lửa điện mà ta thấy có các chớp sáng li ti.
tiếng nổ lách tách tạo ra bởi hai nguyên nhân:
+đây là hiện tượng đi kèm theo sự phóng điện
+ở 1 vài chỗ, lớp áo bên ngoài hút và dính chặt với lớp áo bên trong, khi cởi áo chúng bị tách ra đột ngột gây ra tiếng lách tách nhỏ.
3.theo mình suy đoán thôi, chớ câu này mình cũng ko chắc chắn nữa
theo nguyên tắc thì mảnh len cọ xát với thanh thủy tin thì nhiễm điện dương.
Đưa thanh thuy tinh đó lại gần vật bị nhiễm điện đã cho.Nếu:
+thanh thủy tinh hút vật thì vật nhiễm điện khác loại tức là điện âm còn nếu đẩy thì nhiễm điện cùng loại tức là nhiễm điện dương
4.dùng khăn bông khô lau màn hình tivi làm màn hình tivi bị nhiễm điện, cho nên nó hút các bụi bông bám vào màn hình.
bạn có thấy hay thì cảm ơn giúp mình nha:)>-
 
L

luccongchua06

1.B
2.trong khi cởi áo lớp áo trong cọ sát vs lớp áo ngoài làm chúng bị nhiễm điện và phóng ra các tia lửa điện do đó trong phòng tối ta thấy có các chớp sáng li ti và tiếng lách tách.
3.Nếu cho 2 vật sau khi cọ sát lại gần nhau mà hút nhau thì khác điện tích và ngược lại.
4.khi lau mặt kính hoặc màn hình ti vi = khăn bông khô thì 2 vật đó bị nhiễm điện nên hút những bụi vải.
 
L

luccongchua

nè tớ là luccongchua06 đây tại tớ quên mất mật khẩu nên mất nick cũ rồi bạn nào cám ơn thì bấm sang nick luccongchua nhé
 
Top Bottom