[Vật lí 7] Bài tập tết của mình nè

H

huyenthanh2003

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Hai gương phẳng G1 và G2 hợp với nhau bởi 1 góc a.Giữa 2 gương có 1 điểm sáng S. Ảnh của S qua G1 cách S 6cm, qua G2 cách S 8cm, khoảng cách giữa 2 ảnh là 10cm. Tính a giữa 2 gương.
2. Một vật nằm trên mặt bàn nằm ngang. Đặt 1 gương phẳng chếch 45 độ so với mặt bàn. Hỏi ảnh của vật nằm theo phương nào?
Một tia sáng SI đập vào gương phẳng cho 1 tia PX hợp với mặt phẳng gương 1 góc 30độ. Hỏi góc tới của SI là bao nhiêu?
3. Khi chiếu 1 tia SI đập vào gương phẳng cho 1 tia PX hợp với mặt phẳng gương 1 góc 30độ. Nếu giữ nguyên tia tới và quay gương 1 góc 10độ thì tia PX quay 1 góc là bao nhiêu?
4. Giải thích tại sao khi ta đứng trước ngọn đèn: đứng gần ta thấy bóng lớn hơn còn đứng xa thấy bóng nhỏ hơn?
5. Khi đi qua 1 đường dây điện ta nghe tiếng ù ù. Đó có phải là âm phát ra do dòng điện chạy trong dây dao động phát ra không?
6. Tại sao khi có gió nhẹ mặt hồ gợn sóng lăn tăn (dao động) ta lại không nghe thấy tiếng?
7. Tại sao khi ta vỗ tay, nếu 2 bàn tay khum lại sẽ phát ra âm trầm còn nếu xòe tay phát ra âm cao hơn?
8. Bằng kiến thức Vật Lý hãy giải thích câu tục ngữ ' Thùng rỗng kêu to'
9. Tại sao khi xem phim nếu đứng xa màn ảnh ta thường thấy miệng diễn viên mấp máy sau đó mới nghe thấy tiếng?
10. 1 người đứng cách bờ tường 1 khoảng nào đó, sau khi phát ra 1 tín hiệu âm thanh sau 1s nghe tiếng vọng lại. Tính khoảng cách từ người đó đến bức tường. Biết V truyền âm trong không khí là 340m/s.
11. Để kiểm tra 1 bộ phận nào đó của động cơ đang làm việc, những người thợ thường đặt búa vào vị trí đó và ghé tai vào đầu kia của cán búa. Hãy cho biết cơ sở khoa học của phương pháp này.
12.Treo 2 quả cầu Bấc bằng các sợi tơ. Trong đó có 1 quả cầu nhiễm điện 1 quả không nhiễm điện. Hỏi khi đưa chúng lại gần nhau thì có hiện tượng gì xảy ra?
13. Một quả cầu mang điện thì khối lượng của nó có thay đổi không?
14. Một học sinh cho rằng: khi 1 vật nhiễm điện âm tiếp xúc với 1 vật không nhiễm điện thì cả 2 vật bị nhiễm điện âm. Đúng hay sai? Vì sao?
15. Tại sao trong các thí nghiệm để kiểm tra các vật nhiễm điện, người ta thường sử dụng quả cầu bấc nhỏ?
16. Tại sao ta không nên nối 2 cực của nguồn điện bằng các sợi dây kim loại?
17. Tại sao những người bán hay sửa chữa ắc quy thường nhắc nhở khách hàng nên thường xuyên lau chùi sạch sẽ trên bề của mặt ắc quy.
 
B

baobadao2512

1 + 2 + 6)
Bạn tham khảo: http://diendan.hocmai.vn/showpost.php?p=3006839&postcount=2

3)
picture.php

Dễ dàng tính được góc tới $\hat{i} = 60^o$.
+) TH1: Quay gương làm tăng góc tới => Góc tới lúc đó là $\hat{i_1} = 70^o$.
Giả sử tia phản xạ giữ nguyên thì góc giữa tia phản xạ với mặt phẳng gương là $40^o$.
Ta có: Góc tới = góc phản xạ = $70^o$ => Thực chất góc hợp bởi tia phản xạ và mặt phẳng gương là $20^o$.
=> Tia phản xạ quay 1 góc $20^o$ khi gương quay $10^o$ làm tăng góc tới.
+) TH2: Quay gương làm giảm góc tới => Góc tới lúc đó là $\hat{i_1} = 50^o$.
Giả sử tia phản xạ giữ nguyên thì góc giữa tia phản xạ với mặt phẳng gương là $20^o$.
Ta có: Góc tới = góc phản xạ = $50^o$ => Thực chất góc hợp bởi tia phản xạ và mặt phẳng gương là $40^o$.
=> Tia phản xạ quay 1 góc $20^o$ khi gương quay $10^o$ làm giảm góc tới.
(Bài này bạn tưởng tượng một chút + Vẽ hình sẽ thấy được điều đó nhé!)

4)
Khi đứng trước ngọn đèn, các tia sáng sẽ chiếu tới các điểm cao nhất và thấp nhất của ta tạo ra 2 "biên" của bóng. Và đương nhiên là góc tạo bởi các tia sáng với mặt đất là góc nhọn. Khi càng gần nguồn sáng thì góc tạo bởi các tia sáng ở "biên" với mặt đất càng tiến gần tới góc vuông => vùng bóng được trải rộng => bóng của ta ngày càng lớn.

5)
Tiếng ù ù là do các dòng không khí đi qua các đường dây gây ra. Đường dây đã làm cho các phần tử khí dao động phát ra âm thanh (Nó tương tự như khi ta thổi sáo)

7) Khi vỗ tay, nếu ta khum tay thì phần không khí bên trong đã cản một phần sự dao động của dòng không khí xung quanh bàn tay nên các phần tử khí dao động chậm hơn => tần số âm thấp hơn => Tiếng vỗ tay nghe trầm hơn.

8)
Thực chất đây là hiện tượng cộng hưởng âm thanh. Tuy nhiên chỉ khi thùng trống có kích thước thích hợp thì hiện tượng này mới xảy ra.

9)
Do vận tốc ánh sáng nhanh hơn rất nhiều vận tốc âm thanh (300000 km/s >> 346 m/s) nên ta có hiện tượng trên (Giống hiện tượng ta nhìn thấy chớp trước khi nghe tiếng sấm cho dù 2 hiện tượng này xảy ra đồng thời)


10) $V_\text{âm thanh}$ là 340m/s, mà người đó nghe thây tiếng sau 1 giây, vậy quãng đường âm thanh đi là: $340.1=340$(m). Mà âm thanh khi đi vào tường thì dội ngược lại nên khoảng cách từ người đó đến bức tường là: $340:2=170$(m)

11) Vì âm thanh truyền trong chất rắn nhanh hơn trong không khí, mà âm thanh đến tai ta càng nhanh thì tai ta càng nghe rõ, nên khi ghé tai vào đầu kia của cán búa thì người thợ sẽ nghe rõ hơn và có thể nhận biết nó có hỏng hay không.

12) Khi 2 quả cầu bấc treo gần nhau thì chúng sẽ hút nhau, khi đó các sợi dây treo lệch khỏi vị trí cân bằng.

13) Một quả cầu mang điện thì khối lượng của nó có thể nói là không thay đổi

14) Điều đó đúng vì một vật nhiễm điện âm thì vật đó chứa nhiều electron. Khi 2 quả tiếp xúc với nhau thì một số electron dịch chuyển tù quả này sang quả kia để 2 quả cân bằng. Khi đó cả 2 quả cầu sẽ nhiễm điện âm

15) Các vật nhiễm điện thường mang điện tích nhỏ nên lực hút và đẩy sẽ rất nhỏ \Rightarrow sử dụng quả cầu bấc nhỏ, nhẹ nhằm kiểm tra một vật bị nhiễm điện một cách chính xác hơn.

16)
Không nối như vậy vì khi đó ta đã làm đoản mạch mạch điện. Khi đó sẽ xảy ra hiện tượng cường độ dòng điện trong mạch tăng lên rất lớn. Với nguồn điện là pin thì không ảnh hưởng gì nhiều, còn đối với các mạng điện khác thì sẽ rất nguy hiểm, có thể xảy ra cháy, nổ.

17) Khi bị bám bẩn thì có khả năng bụi bẩn chứa các thành phần dẫn điện. Khi đó ắc quy sẽ "phóng điện" làm ắc quy nhanh hết điện.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom