[Vật lí 6] Ôn thi học kì II

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
[tex]\bigstar[/tex] Topic ôn thi học kì II vật lý 6[tex]\bigstar[/tex]
*Mục đích:
  • Giúp các bạn ôn tập, nắm vững được kiến thức đã học.
  • Hiểu được bản chất, cách làm một số BT liên quan
  • Có được sự tự tin khi bước vào kì thi học kì.
  • Hệ thống lại kiến thức 1 cách khoa học hơn thay vì học từng bài.
*Nội dung topic:
Phần 1: Tóm tắt lý thuyết ôn tập chia thành các phần lý thuyết nhỏ.
Phần 2: Vận dụng
  • Bài tập: chia làm 3 mức độ dễ, trung bình, khó.
  • Câu hỏi tư duy về phần lý thuyết
  • Giải thích hiện tượng theo kiến thức đã học.
  • ... và một số kiến thức thực tế, mở rộng khác.
Phần 3: Áp dụng giải đề.
#Chú ý: Tất cả các thắc mắc cần hỏi chúng ta trao đổi tại topic: https://diendan.hocmai.vn/threads/cung-on-thi-hoc-ki-ii-nao.667666/ để tránh làm loãng topic ôn thi nhé!Giờ chúng ta cùng nhau bước vào phần đầu tiên của topic:

Phần 1: Tóm tắt lý thuyết ôn tập
I, Sự nở vì nhiệt của các chất:
1, Chất rắn
  • Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
  • Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
2, Chất lỏng
  • Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
  • Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
3, Chất khí
  • Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
  • Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
#Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

$$$Chú ý:


    • Các chất khi nóng lên đều nở ra nghĩa là thể tích (V) của chúng tăng lên ,khối lượng(m), trọng lượng (P) của chúng không đổi vì vậy khối lượng riêng(D),trọng lượng riêng(d) đều giảm
    • Khi lạnh thì ngược lại.
    • Riêng chất khí nếu đựng trong bình kín thì dù làm lạnh hay nóng thì V,m, d, D của chúng vẫn không thay đổi
4, Ứng dụng về sự nở về nhiệt:
* Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn.​
*Băp kép:
+ Băng kép khi bị đốt nóng hay làm lạnh đều cong lại.
  • Khi bị đốt nóng: Băng kép cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt ít hơn
  • Khi bị làm lạnh: Băng kép cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt nhiều hơn
+ Cấu tạo băng kép: Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt (gắn chặt bằng chốt) với nhau sẽ tạo thành băng kép​
+ Người ta ứng dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng – ngắt tự động mạch điện.
(còn nữa...)
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
II, Các máy cơ đơn giản
1, Mặt phẳng nghiêng
  • Lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
  • Quãng đường kéo vật lên bằng mặt phẳng nghiêng dài hơn quãng đường kéo vật lên theo phương thẳng đứng
2, Đòn bẩy
*Với:

  • $O$: Điểm tựa
  • $O_1$: Điểm tác dụng của lực $F_1$
  • $O_2$: Điểm tác dụng của lực $F_2$
[tex]\rightarrow OO_2>OO_1\Leftrightarrow F_1> F_2[/tex] và ngược lại
3, Ròng rọc
  • Ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. (không được lợi về lực, lợi về phương kéo vật)
  • Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. (Được lợi về lực, thiệt về đường đi)
(Còn nữa...)
 

Kim Kim

Banned
Banned
29 Tháng ba 2017
1,540
1,002
299
Hải Phòng
^^
Phần 2: Vận dụng

I)Sự nở vì nhiệt cúa các chất


Giải thích một số hiện tượng

Hiện tượng 1 : Đường ,muối tan trong nước nóng nhanh hơn nước nguội

Hiện tượng 2: Các tấm tôn lại có dạng lượn sóng

Hiện tượng 3 : Rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày dễ vỡ hơn rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng

Hiện tượng 4 : Khi rót nước ngọt vào chai ,người ta không rót đầy chai

Hiện tượng 5 : Không khí nóng nhẹ hơn không khi lạnh

II) Các máy cơ đơn giản

1)Mặt phẳng nghiêng

Câu 1 : Nên dùng mặt phẳng nghiêng khi nào ?

Câu 2 : Nêu các cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng ?

Câu 3 :Nêu cách lựa chọn loại máy cơ ?


2) Đòn bẩy

Câu 1: Nêu cách làm giảm lựa tác dụng vào đòn bẩy ?

Câu 2 : Cho thanh gỗ AB dài 1m ,đặt vào đầu A một vật có khối lượng 2kg ,đầu B một vật nặng 3kg.Tính khoảng cách từ điểm tựa O đến 2 đầu A và B ?

Câu 3: Một người gánh 2 vật nặng 10 kg và 14 kg (biết đòn gánh dài 1,2m) .Tìm vị trí đặt vai để đòn gánh thăng bằng ?

3) Ròng rọc

Câu 1:Người ta dùng lực có độ lớn 150 N để kéo vật bằng ròng rọc động ,tính khối lượng của vật đó ?

Câu 2: Để đưa một vật lên độ cao 5m bằng ròng rọc động ,cần kéo dây đi bao xa ?


Câu 3 :Để kéo một vật nặng 500kg lên cao bằng ròng rọc động thì cần lực tác dụng là bao nhiêu?
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Tiếp phần lý thuyết nào...! :)
III, Nhiệt kế, nhiệt giai.
- Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế.
- Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của các chất. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế…
  • Nhiệt kế y tế: Thường dùng để đo nhiệt độ cơ thể người
  • Nhiệt kế thuỷ ngân: Thường dùng để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm cơ bản
  • Nhiệt kế rượu: Thường dùng để đo nhiệt độ khí quyển (thời tiết)
- Trong nhiệt giai Xenxiút:
  • Nhiệt độ nước đá đang tan là 0oC.
  • Nhiệt độ hơi nước đang sôi là 100oC.
- Trong nhiệt giai Farenhai:
  • Nhiệt độ nước đá đang tan là 32oF.
  • Nhiệt độ hơi nước đang sôi là 212oF.
- Trong nhiệt giai Kenvin:
  • Nhiệt độ nước đá đang tan là 273K.
  • Nhiệt độ hơi nước đang sôi là 373K.
IV, Sự nóng chảy và sự đông đặc
  • Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
  • Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc
*Đặc điểm:
  • Phần lớn các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ nhất định, nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
  • Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của các vật không thay đổi
  • Ứng dụng: Đúc đồng, luyện gang thép…

V, Sự bay hơi và sự ngưng tụ.
  • Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
  • Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
*Đặc điểm:
  • Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
  • Ở nhiệt độ bình thường vẫn có hiện tượng bay hơi đối với chất lỏng
(Còn nữa...)
Chú ý: Xem lịch đăng kiến thức cũng như bài tập ở các topic ôn thi tại ĐÂY
 

Kim Kim

Banned
Banned
29 Tháng ba 2017
1,540
1,002
299
Hải Phòng
^^
Phần 2: Vận dụng

III, Nhiệt kế, nhiệt giai

Câu 1 : Cho biết GHĐ và ĐCNN của 3 loại nhiệt kế thông dụng ?

Câu 2 : Cho biết hệ thức giữa các nhiệt độ trong các nhiệt giai ?

Câu 3: Nêu cách lựa chọn nhiệt kế ?

Câu 4 : Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng gì của các chất ?

IV, Sự nóng chảy và sự đông đặc

Câu 1 : Nêu một số chất có khả năng tăng nhiệt độ trong thời gian nóng chảy ?

Câu 2 :Nêu một số chất có thể tích tăng khi đông đặc ?

Câu 3 : Nêu các cách nhận biết một quá trình là quá trình nóng chảy hay đông đặc ?


Câu 4 : Nêu một số ví dụ về sự nóng chảy và đông đặc

V, Sự bay hơi và sự ngưng tụ.

Câu 1: Tốc độ bay hơi ,ngưng tụ của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ?

Câu 2 : Cho biết điều kiện để sự bay hơi diễn ra ?

Câu 3 : Nêu cách nhận biết một quá trình là quá trình bay hơi hay ngưng tụ ?

Câu 4 : Cho một chất , làm thế nào để có thể xác định xem chất đó đang ở thể nào ( rắn,lỏng hay khí )?

I)Sự nở vì nhiệt cúa các chất

Giải thích một số hiện tượng

Hiện tượng 1 : Đường ,muối tan trong nước nóng nhanh hơn nước nguội
Trong nước nóng , sự khuếch tán của các phân tử đường hoặc muối diễn ra nhanh hơn khiến vận tốc các phân tử lớn hơn trong nước nguội.Do đó đường hoặc muối tan nhanh hơn trong nước nóng

Hiện tượng 2: Các tấm tôn lại có dạng lượn sóng
Các tấm tôn lại có dạng lượn sóng để khi trời nóng ,các tấm tôn có thể dãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn,tránh tạo lực lớn làm rách tôn

Hiện tượng 3 : Rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày dễ vỡ hơn rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng
Thủy tinh là chất dẫn nhiệt kém , khi đổ nước nóng vào cốc ,lớp trong của cốc nóng lên ,lập tức nở ra còn lớp ngoài chưa nhận được nhiệt hoặc nhận được ít nên không kịp dãn nở nên cốc bị vỡ Đối với cốc thủy tinh mỏng, thời gian truyền nhiệt sẽ ngắn hơn của cốc thủy tinh dày nên khả năng vỡ thấp hơn

Hiện tượng 4 : Khi rót nước ngọt vào chai ,người ta không rót đầy chai
Khi rót nước ngọt vào chai ,người ta không rót đầy chai vì trong quá trình vận chuyển ,gặp nhiệt độ cao ,nước ngọt trong chai sẽ nở ra nhanh hơn vỏ chai khiến chai bị vỡ hoặc bật nắp

Hiện tượng 5 : Không khí nóng nhẹ hơn không khi lạnh
Không khí khi nóng lên đều nở ra kiến thể tích của chúng tăng lên ,khối lượng của chúng không đổi vì vậy khối lượng riêng giảm Khi lạnh thì ngược lại nên không khí nóng nhẹ hơn không khi lạnh

II) Các máy cơ đơn giản

1)Mặt phẳng nghiêng

Câu 1 : Nên dùng mặt phẳng nghiêng khi nào ?
Nên dùng mặt phẳng nghiêng khi:
-Độ cao cần đưa vật lên không quá lớn
-Có sẵn mặt phẳng ,vật kê để tao mặt phẳng nghiêng


Câu 2 : Nêu các cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng ?
Các cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng :
-Giảm độ cao của mặt phẳng nghiêng
-Tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng


Câu 3 :Nêu cách lựa chọn loại máy cơ ?
Cách lựa chọn loại máy cơ :
-Dùng mặt phẳng nghiêng khi đưa vật lên độ cao vừa phải
-Dùng ròng rọc khi đưa vật lên độ cao lớn
-Dùng đòn bẩy khi ép ,đẩy vật


2) Đòn bẩy

Câu 1: Nêu cách làm giảm lựa tác dụng vào đòn bẩy ?
Cách làm giảm lựa tác dụng vào đòn bẩy : tăng khoảng cách từ điểm tác dụng đến điểm tựa

Câu 2 : Cho thanh gỗ AB dài 1m ,đặt vào đầu A một vật có khối lượng 2kg ,đầu B một vật nặng 3kg.Tính khoảng cách từ điểm tựa O đến 2 đầu A và B ?
Áp dụng nguyên lí đòn bẩy : [tex]\frac{OA}{OB}=\frac{P_{2}}{P_{1}}=\frac{m_{2}}{m_{1}}=\frac{3}{2}\Leftrightarrow \frac{OA}{3}=\frac{OB}{2}=\frac{OA+OB}{2+3}=\frac{1}{5} \Rightarrow OA=\frac{3}{5} m ,OB=\frac{2}{5} m[/tex] [tex]\frac{OA}{OB}=\frac{P_{2}}{P_{1}}=\frac{m_{2}}{m_{1}}=\frac{3}{2}\Leftrightarrow \frac{OA}{3}=\frac{OB}{2}=\frac{OA+OB}{2+3}=\frac{1}{5} \Rightarrow OA=\frac{3}{5} m ,OB=\frac{2}{5} m[/tex]

Câu 3: Một người gánh 2 vật nặng 10 kg và 14 kg (biết đòn gánh dài 1,2m) .Tìm vị trí đặt vai để đòn gánh thăng bằng ?
Tương tự bài trên => OA=0,7m ,OB=0,5m

3) Ròng rọc

Câu 1:Người ta dùng lực có độ lớn 150 N để kéo vật bằng ròng rọc động ,tính khối lượng của vật đó ?
Vì ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực nên
P=2F=2.150=300(N)
khối lượng của vật đó là m=P/10=300/10=30 (kg)


Câu 2: Để đưa một vật lên độ cao 5m bằng ròng rọc động ,cần kéo dây đi bao xa ?
Vì ròng rọc động thiệt 2 lần về lực nên s=2.5=10m

Câu 3 :Để kéo một vật nặng 500kg lên cao bằng ròng rọc động thì cần lực tác dụng là bao nhiêu?
Trọng lực của vật là P=10m=500.10=5000 (N)
Vì ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực nên lực tác dụng là F=1/2P=1/2.5000=2500(N)
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Sơn Nguyên 05

Banned
Banned
Thành viên
26 Tháng hai 2018
4,478
4,360
596
Hà Tĩnh
MT
Tiếp phần lý thuyết nào...! :)
III, Nhiệt kế, nhiệt giai.
- Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế.
- Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của các chất. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế…
  • Nhiệt kế y tế: Thường dùng để đo nhiệt độ cơ thể người
  • Nhiệt kế thuỷ ngân: Thường dùng để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm cơ bản
  • Nhiệt kế rượu: Thường dùng để đo nhiệt độ khí quyển (thời tiết)
- Trong nhiệt giai Xenxiút:
  • Nhiệt độ nước đá đang tan là 0oC.
  • Nhiệt độ hơi nước đang sôi là 100oC.
- Trong nhiệt giai Farenhai:
  • Nhiệt độ nước đá đang tan là 32oF.
  • Nhiệt độ hơi nước đang sôi là 212oF.
- Trong nhiệt giai Kenvin:
  • Nhiệt độ nước đá đang tan là 273K.
  • Nhiệt độ hơi nước đang sôi là 373K.
IV, Sự nóng chảy và sự đông đặc
  • Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
  • Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc
*Đặc điểm:
  • Phần lớn các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ nhất định, nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
  • Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của các vật không thay đổi
  • Ứng dụng: Đúc đồng, luyện gang thép…

V, Sự bay hơi và sự ngưng tụ.
  • Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
  • Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
*Đặc điểm:
  • Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
  • Ở nhiệt độ bình thường vẫn có hiện tượng bay hơi đối với chất lỏng
(Còn nữa...)
Tại sao gọi là "Nhiệt giai" nhỉ?
 

Lưu Vương Khánh Ly

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng năm 2017
802
1,486
189
Bắc Ninh
A.R.M.Y ♥ BTS
Tại sao gọi là "Nhiệt giai" nhỉ?
Cách chia nhiệt độ theo thang bậc lớn nhỏ, ứng với những điểm nóng lạnh khác nhau. Nhiệt giai bách phân. Hệ thống đo nhiệt độ bằng cách chia khoảng từ nhiệt độ của nước đá nóng chảy (0oC) đến nhiệt độ sôi của nước dưới áp
nhiệt giai là thang đo nhiệt độ
=> gọi là nhiệt giai hay còn gọi là thang nhiệt độ!
 

Sơn Nguyên 05

Banned
Banned
Thành viên
26 Tháng hai 2018
4,478
4,360
596
Hà Tĩnh
MT
Cách chia nhiệt độ theo thang bậc lớn nhỏ, ứng với những điểm nóng lạnh khác nhau. Nhiệt giai bách phân. Hệ thống đo nhiệt độ bằng cách chia khoảng từ nhiệt độ của nước đá nóng chảy (0oC) đến nhiệt độ sôi của nước dưới áp
nhiệt giai là thang đo nhiệt độ
=> gọi là nhiệt giai hay còn gọi là thang nhiệt độ!
Tại sao gọi là "nhiệt giai bách phân" nhỉ?
 
  • Like
Reactions: tôi là ai?

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
VI, Sự sôi
  • Hiện tượng cung cấp nhiệt cho chất lỏng nóng tới một nhiệt độ xác định nào đó ở trong lòng chất lỏng hình thành các bọt khí đi lên mặt nước và vỡ tung ra gọi là sự sôi.
  • Mỗi chất lỏng sôi ở 1 nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.
  • Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
VII, Một số công thức cần nhớ.
  • [tex]P=10m[/tex]
  • [tex]D=\frac{m}{V}[/tex]
  • [tex]d=\frac{P}{V}[/tex]
  • [tex]d=10D[/tex]
Xem nhiều hơn tại: [Vật lý 6] Tổng hợp kiến thức

Do kiến thức lớp 6 chưa có nhiều, mk đã tóm tắt và hệ hống lại gần như hết rồi cho nên phần ôn tập lý thuyết vật lý 6 xin phép được kết thúc tại đây... Cảm ơn mọi người đã theo dõi và ủng hộ. Tiếp sau phần này sẽ là phần hướng dẫn làm BT theo các mức dễ, trung bình và nâng cao.
Cuối cùng sẽ là phần luyện đề thi thử. Hẹn gặp lại!
Chúc các bạn học tốt! :)
 

Kim Kim

Banned
Banned
29 Tháng ba 2017
1,540
1,002
299
Hải Phòng
^^

Phần 2: Vận dụng


Câu 1 : Cho biết sự phụ thuộc của nhiệt độ sôi vào áp suất ?

Câu 2 Phân biệt sự sôi và sự bay hơi ?

Câu 3 :Cho quả cầu có thể tích là 10[tex]cm^{3}[/tex] và trọng lượng là 780N .Tính khối lượng riềng của quả cầu ?

Câu 4 :Cho khối lượng riêng của quả cầu nhôm là 2,7 g/[tex]cm^{3}[/tex] . Tính thể tích của quả cầu nhôm biết quả cầu nhôm nặng 0,009 kg?

Câu 5 :Cho hai vật có cùng thể tích ,trongj lượng riêng lần lượt là 12 000 [tex]N/m^{3}[/tex] và 6 000[tex]N/m^{3}[/tex] .Biết vật một nặng 1,2kg .Tính khối lượng vật hai ?
III, Nhiệt kế, nhiệt giai

Câu 1 : Cho biết GHĐ và ĐCNN của 3 loại nhiệt kế thông dụng ?
Đ/A
:-Nhiệt kế rượu : GHĐ từ [tex]-30^{o}C[/tex] đến [tex]50^{o}C[/tex] ; ĐCNN : [tex]1^{o}C[/tex]
-Nhiệt kế thủy ngân :GHĐ từ [tex]-30^{O}C[/tex]đến [tex]120^{o}C[/tex] ; ĐCNN : [tex]1^{o}C[/tex]
-Nhiệt kế y tế : GHĐ từ [tex]30^{O}C[/tex] đến [tex]42^{O}C[/tex] ; ĐCNN : [tex]1^{o}C[/tex]


Câu 2 : Cho biết hệ thức giữa các nhiệt độ trong các nhiệt giai ?
Đ/A :[tex]^{o}F=32+1,8^{o}C[/tex]
[tex]K=273+^{O}C[/tex]


Câu 3: Nêu cách lựa chọn nhiệt kế ?
Đ/A :
-Nhiệt kế rượu : dùng để đo nhiệt độ của không khí
-Nhiệt kế thủy ngân :dùng trong phòng thí nghiệm
-Nhiệt kế y tế : dùng để đo thân nhiệt của người


Câu 4 : Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng gì của các chất ?
Đ/A : Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nử vì nhiệt của các chất

IV, Sự nóng chảy và sự đông đặc

Câu 1 : Nêu một số chất có khả năng tăng nhiệt độ trong thời gian nóng chảy ?
Đ/A : thủy tinh ,dầu hắc,...

Câu 2 :Nêu một số chất có thể tích tăng khi đông đặc ?
Đ/A : đồng, gang , nước ,...

Câu 3 : Nêu các cách nhận biết một quá trình là quá trình nóng chảy hay đông đặc ?
Đ/A
-Cách 1 :dựa vào đặc điểm chuyển thể :rắn sang lỏng là nóng chảy ,lỏng sang rắn là đông đặc
-Cách 2 : dựa vào đồ thị : nhiệt độ của quá trình tăng là nóng chảy ,nhiệt độ của quá trình giảm là đông đặc


Câu 4 : Nêu một số ví dụ về sự nóng chảy và đông đặc ?
Đ/A: -Sự nóng chảy :
+ Que kem tan dần
+Đốt nến
+Băng ở 2 cực đang tan
+...
-Sự đông đặc :
+Nước cho vào tủ lạnh sau một thời gian
+Nến sau khi chảy ra một thời gian
+...


V, Sự bay hơi và sự ngưng tụ.

Câu 1: Tốc độ bay hơi ,ngưng tụ của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
Đ/A : Nhiệt độ ,tốc độ gió,diện tích mặt thoáng và bản chất của chất lỏng

Câu 2 : Cho biết điều kiện để sự bay hơi diễn ra ?
Đ/A : Nhiệt độ chất lỏng lớn hơn nhiệt độ đông dặc và nhỏ hơn nhiệt độ sôi

Câu 3 : Nêu cách nhận biết một quá trình là quá trình bay hơi hay ngưng tụ ?
Đ/A
Cách 1 : dựa vào sự chuyển thể :lỏng sang hơi là sự bay hơi, hơi sang lỏng là sự ngưng tụ
Cách 2 :dựa vào sự thay đổi nhiệt độ : nhiệt độ của quá trình có chiều hướng tăng là sự bay hơi,nhiệt độ của quá trình có chiều hướng giảm là sự ngưng tụ


Câu 4 : Cho một chất , làm thế nào để có thể xác định xem chất đó đang ở thể nào ( rắn,lỏng hay khí )?
Đ/A một chất ở thể lỏng khi đang ở nhiệt độ lớn hơn nhiệt nóng chảy và nhỏ hơn độ sôi .Một chất ở thể khí khi đang ở nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ sôi.Một chất ở thể rắn khi ở nhiệt độ nhỏ hơn nhiệt nóng chảy
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Kim Kim

Banned
Banned
29 Tháng ba 2017
1,540
1,002
299
Hải Phòng
^^
Phần 3: Áp dụng giải đề

  • ĐỀ 1

Phần I :Trắc nghiệm (3 điểm )

Câu 1 ( 0,5 điểm ) Điền vào chỗ trống
1đvtv =....km
1 dặm =...m
1 hải lí =...m
1inch=...cm
1[tex]m^{3}[/tex]=...l

Câu 2 (0,25 điểm ) Một vật nặng m kg,có thể tích V thì trọng lượng riêng của vật là :
A.[tex]d=\frac{m}{V}[/tex]
B [tex]d=\frac{10m}{V}[/tex]
C [tex]d=\frac{V}{m}[/tex]
D [tex]d=\frac{10V}{m}[/tex]

Câu 3 (0,25 điểm ): Thông tin nào sau đây là đúng:
A Khối lượng riêng của một vật tỉ lệ thuận với thể tích của vật đó
B Khối lượng riêng của một vật tỉ lệ nghịch với trọng lượng riêng của vật đó
C Khối lượng riêng của vật tỉ lệ nghịch với thể tích của vật
D tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 4(0,25 điểm ) : Dùng ròng rọc động kéo vật nặng 80kg lên cao 2m thì :
A .Cần kéo vật đi 2m với lực là 80N
B Cần kéo vật đi 2m với lực là 400N
C Cần kéo vật đi 4m với lực là 400N
D Cần kéo vật đi 4m với lực là 80N

Câu 5(0,25 điểm ) Chỉ ra sự sôi trong các hiện tượng sau :
A.Nước bay hơi ở [tex]100^{o}C[/tex]
B Nước trên sàn nhà bay hơi
C A,B sai
D A,B đúng

Câu 6 (1,5 điểm ) Nối vế câu ở cột A với cột B

AB
1.Hai lực cân bằnga.Dùng để kéo vật lên với lực nhỏ hơn trọng lực
2.Lực kếb.Là dụng cụ để đo nhiệt độ
3.Mặt phẳng nghiêngc.mạnh như nhau , cùng phương,ngược chiều,cùng tác dụng vào một vật
4.Nhiệt kếd.Dùng để năng vật lên cao
5.Ròng rọce. dùng để đo lực
[TBODY] [/TBODY]
Phần II Tự Luận (7 điểm )

Câu 1 (1,5điểm) Cho biết :Trọng lực là gì ?Chỉ ra phương,chiều và cường độ của trọng lực ?

Câu 2 (1,5 điểm ) Nhiệt kế được chế tạo dựa trên hiện tượng nào của các chất?Nhiệt giai là gì ?Có mấy loại nhiệt giai ?Chỉ ra đơn vị của từng loại?

Câu 3 (3 điểm)Dùng đòn bẩy ( như hình vẽ )nâng một vật nặng 50kg lên băng một lực có độ lớn là 100N.Biết OA=25cm.Tính OB ?View attachment 48868

Câu 4 (1 điểm )Tại sao , càng lên cao nhiệt độ sôi của các chất càng giảm ?

Câu 1 : Cho biết sự phụ thuộc của nhiệt độ sôi vào áp suất ?
Đ/A : Ứng với mỗi áp suất xác định,mỗi chất lỏng có một nhiệt độ sôi xác định

Câu 2 Phân biệt sự sôi và sự bay hơi ?
Đ/A : Sự sôi là sự bay hơi đặc biệt xảy ở một nhiệt độ nhất đinh

Câu 3 :Cho quả cầu có thể tích là 10[tex]cm^{3}[/tex] và trọng lượng là 780N .Tính khối lượng riềng của quả cầu ?
Đ/A : 7,8 [tex]kg/cm^{3}[/tex]

Câu 4 :Cho khối lượng riêng của quả cầu nhôm là 2,7 g/[tex]cm^{3}[/tex] . Tính thể tích của quả cầu nhôm biết quả cầu nhôm nặng 0,009 kg?
Đ/A : [tex]\approx 3,33 cm^{3}[/tex]

Câu 5 :Cho hai vật có cùng thể tích ,trongj lượng riêng lần lượt là 12 000 [tex]N/m^{3}[/tex] và 6 000[tex]N/m^{3}[/tex] .Biết vật một nặng 1,2kg .Tính khối lượng vật hai ?
Đ/A : 0,6 kg
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Sơn Nguyên 05

Sơn Nguyên 05

Banned
Banned
Thành viên
26 Tháng hai 2018
4,478
4,360
596
Hà Tĩnh
MT
Đề chẵn
[TBODY] [/TBODY]
[TBODY] [/TBODY]
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM
Môn: VẬT LÝ 6

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao phát đề)
[TBODY] [/TBODY]
clip_image001.gif

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
Chọn phương án trả lời đúng và ghi vào bài làm chữ cái đứng trước phương án đó cho các câu từ 1 đến 8.
Câu 1:
Công thức nào sau đây là công thức tính khối lượng riêng của một chất?
A.[tex]D = \frac{m}{V}[/tex]; B. D = m.V; C. [tex]D = \frac{V}{m}[/tex] ; D. m [tex]\frac{D}{V}[/tex]
Câu 2: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
A. Khối lượng của vật tăng; B. Khối lượng của vật giảm;
C. Khối lượng riêng của vật tăng; D. Khối lượng riêng của vật giảm.
Câu 3: Nhiệt kế nào sau đây có thể đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi?
A. Nhiệt kế rượu; B. Nhiệt kế y tế;
C. Nhiệt kế thủy ngân; D. Cả ba loại ở A, B, C.
Câu 4: Đơn vị đo thể tích là:
A. ki lô gam (kg); B. mét khối ([tex]m^{3}[/tex]); C. Niu tơn (N); D. mét (m).
Câu 5: Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là gì?
A. Sự sôi; B. Sự ngưng tụ; C. Sự bay hơi; D. Sự đông đặc.
Câu 6: Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta phải để một khe hở ở chỗ tiếp giáp giữa hai thanh ray?
A. Vì không thể hàn hai thanh ray được; B. Vì chiều dài thanh ray không đủ;
C. Vì khi nhiệt độ tăng, thanh ray có thể dài ra; D. Vì để tháo lắp dễ dàng hơn.
Câu 7: Máy cơ đơn giản nào sau đây không làm thay đổi độ lớn của lực?
A. Đòn bẩy; B. Mặt phẳng nghiêng;
C. Ròng rọc động; D. Ròng rọc cố định.
Câu 8: Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của các chất:
A. tăng lên. B. giảm xuống.
C. lúc tăng, lúc giảm. D. không thay đổi.
Chọn từ hay cụm từ thích hợp có thể điền vào chỗ ... để được các câu đúng rồi ghi vào bài làm của em cho câu 9:
Câu 9:
a. Thể tích nước trong bình ....(1).... khi nóng lên, ...(2)... khi lạnh đi.
b. Chất rắn nở vì nhiệt ...(3)... chất lỏng, chất khí nở vì nhiệt ...(4)... chất lỏng.
PHẦN II: TỰ LUẬN: Trình bày câu trả lời hoặc lời giải cho các câu từ 10 đến 12:
Câu 10:
Giải thích vì sao khi người ta phơi quần áo, muốn quần áo nhanh khô thì ta thường phơi ngoài nắng to và để quần áo nơi thoáng gió?
Câu 11: Trong bài thực hành đo nhiệt độ, một học sinh thu được kết quả như ở bảng sau:
Thời gian đun (phút)0123456
Nhiệt độ nước (0C)20355065758595
[TBODY] [/TBODY]
a. Khi đun thì nhiệt độ của nước trong bình thay đổi thế nào?
b. Vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian đun. (Trục nằm ngang ghi giá trị thời gian theo phút, trục thẳng đứng ghi giá trị nhiệt độ theo 0C).
Câu 12: Nói khối lượng riêng của nhôm là 2700 kg/m3 có nghĩa là gì?
-------------- Hết --------------
 
Top Bottom