- 28 Tháng một 2016
- 3,897
- 1
- 8,081
- 939
- Yên Bái
- THPT Lê Quý Đôn <3
[tex]\bigstar[/tex] Topic ôn thi học kì II vật lý 6[tex]\bigstar[/tex]
*Mục đích:
- Giúp các bạn ôn tập, nắm vững được kiến thức đã học.
- Hiểu được bản chất, cách làm một số BT liên quan
- Có được sự tự tin khi bước vào kì thi học kì.
- Hệ thống lại kiến thức 1 cách khoa học hơn thay vì học từng bài.
Phần 1: Tóm tắt lý thuyết ôn tập chia thành các phần lý thuyết nhỏ.
Phần 2: Vận dụng
#Chú ý: Tất cả các thắc mắc cần hỏi chúng ta trao đổi tại topic: https://diendan.hocmai.vn/threads/cung-on-thi-hoc-ki-ii-nao.667666/ để tránh làm loãng topic ôn thi nhé!Giờ chúng ta cùng nhau bước vào phần đầu tiên của topic:Phần 2: Vận dụng
- Bài tập: chia làm 3 mức độ dễ, trung bình, khó.
- Câu hỏi tư duy về phần lý thuyết
- Giải thích hiện tượng theo kiến thức đã học.
- ... và một số kiến thức thực tế, mở rộng khác.
Phần 1: Tóm tắt lý thuyết ôn tập
I, Sự nở vì nhiệt của các chất:1, Chất rắn
$$$Chú ý:
* Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn.
*Băp kép:- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
$$$Chú ý:
- Các chất khi nóng lên đều nở ra nghĩa là thể tích (V) của chúng tăng lên ,khối lượng(m), trọng lượng (P) của chúng không đổi vì vậy khối lượng riêng(D),trọng lượng riêng(d) đều giảm
- Khi lạnh thì ngược lại.
- Riêng chất khí nếu đựng trong bình kín thì dù làm lạnh hay nóng thì V,m, d, D của chúng vẫn không thay đổi
* Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn.
+ Băng kép khi bị đốt nóng hay làm lạnh đều cong lại.
+ Người ta ứng dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng – ngắt tự động mạch điện.
- Khi bị đốt nóng: Băng kép cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt ít hơn
- Khi bị làm lạnh: Băng kép cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt nhiều hơn
(còn nữa...)