[Vật lí 6]Nhiệt học khó.

V

vinhthang1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Nêu một ví dụ cho thấy thể tích của 1 chất lỏng tăng khi nhiệt độ của chất đó giảm từ 20 độ C xuống dưới 0 độ C. Giải thích.
2) Lượng hơi nước có trong 1 mét khối không khí gọi là độ ẩm. Giải thích tại sao ở cùng 1 nhiệt độ, nếu độ ẩm càng lớn ta càng cảm thấy oi bức?
3) Giải thích tại sao ở các trạm đổ xăng lại có biển "Cấm lửa".
4) Loài chó khi trời nắng thường thè lưỡi ra và thở mạnh qua miệng. Loài vật này đã vận dụng hiện tượng gì?
5) Nhiệt độ sôi của một chất lỏng phụ thuộc vào thời gian đun như thế nào?
6) Sự khác nhau giữa nấu đồ ăn bằng "chưng cách thủy" và nấu trực tiếp?
7) Tại sao nấu đồ ăn bằng "nồi áp suất" mất ít thời gian hơn là bằng nồi thông thường?
8) Nắp của bình đun nước sôi luôn có 1 lỗ thoát hơi nhỏ. Giải thích tại sao người ta lại làm như vậy.
9) Nồi đun nước có gắn sẵn nhiệt kế. Trong những tình huống nào nhiệt kế chỉ có 1 nhiệt độ khác 100 độ C?
 
S

saovang_6

Hỏi nhiều lĩnh vực nhỉ @@! Vật lí, thú ý, ẩm thực,.....

1) Câu phát biểu này không đúng.

2) Vì nước dẫn nhiệt tốt hơn không khí và nó mang nhiều nhiệt hơn. Khi một lớp không khí nóng tiếp xúc quanh người, chỉ cần truyền một lượng nhiệt nhỏ thì lớp không khí đó sẽ bị giảm nhiệt độ. Nhưng nếu hơi nước vây quanh người, để giảm được nhiệt độ của hơi nước, người sẽ phải hấp thu một lượng nhiệt lớn hơn nhiều. Do đó ta cảm thấy oi bức.

3) Để khỏi có người chết cháy.

4) Da của loài chó không tiết mồ hôi ra để hạ nhiệt độ cơ thể giống như người. Thè lưỡi là cách để nó làm bay bớt nhiệt trong cơ thể.

5) Nhiệt độ sôi của một chất lỏng không liên quan gì tới thời gian đun.

6) Không rành lắm về chưng cách thủy. Có lẽ là làm chín bằng hơi nước.

7) Khi áp suất cao thì nhiệt độ sôi của nước sẽ tăng, do đó nấu trong nồi áp suất, nhiệt độ của thức ăn lớn hơn 100 độ C nên nhanh chín, nhanh nhừ hơn.

8) Nếu mà đun trong bình kín thì chả bao giờ nước sôi cả. Đun mãi, đun mãi cho đến khi một tiếng "đùng" vang lên, cái bình vỡ tan tác, nước nóng bắn tung tóe ra làm bỏng những người xung quanh......Phải có một lỗ nhỏ để đảm bảo áp suất bên trong bằng với áp suất không khí và nước sẽ sôi ở 100 độ C.

9) Cái câu này chả hiểu nha.
 
V

vinhthang1

Câu 1 là hoàn toàn đúng. Câu 3 thì bạn xem lại đi, đây là câu hỏi thuộc môn Vật lí mà, phải giải theo cách của Vật lí chứ
 
S

saovang_6

Khi nhiệt độ giảm từ 4 độ đến 0 độ C thì nước tăng thể tích, ngoài ra không có trường hợp nào khác cả. Các chất lỏng khác vẫn giảm thể tích bình thường.
 
0

0872


...................................................................
 
Top Bottom