nói thật giáo dục VN càng ngày càng lạc hậu, trắc nghiệm là 1 bài kiểm tra rất hay đưa vào tay mấy ông thành những câu đánh đố trẻ nhỏ. bức xúc nói ngoài lề 1 xí
về bài này, các bạn đừng suy nghĩ nhiều về câu trả lời A,B,C,D
vấn đề là hiểu được bản chất của nó:
ở lớp 6 thì đôi khi có vài điều chưa thực sự hiểu hết, học lên 1 xíu sẽ hiểu rõ hơn.
- muốn hiểu được chính xác bản chất của vấn đề này cần phân biệt thế nào là ngoại lực, nội lực. ở C2,3 cái này thuộc dạng khó.
tạm hiểu khái quát thế này: nội lực là lực xuất hiện "từ bên trong vật"
ngoại lực: hiểu nôm na là 1 lực ở đâu từ bên ngoài xuất hiện tác động lên vật đang xét.
mối tương quan như thế này: dưới tác động của ngoại lực tác dụng lên vật, thì lập tức nội lực xuất hiện để chống lại ngoại lực tác động từ bên ngoài.
mình nói cũng chưa được chính xác cho lắm, nhưng có thể tạm hiểu như vậy.
đễ rõ hơn ta xét ví dụ, lấy luôn bài tập trên cho nhanh:
để hiểu chính xác nội lực ngoại lực và cho các bạn dễ trừu tượng, ta thay sợi dây cao su bằng 1 cái cây
khi tay trái tác dụng lên cái cây 1 lực F1, đối với cái cây lực F1 này là ngoại lực ở bên ngoài tác động vào mình. nếu chỉ có tay trái tác dụng lực F1 lên cái cây, cái cây sẽ chuyển động theo lực F1.
nhưng nếu dùng tay phải, giữ cái cây lại cho nó đứng yên (ở đây cái cây đang ở trạng thái cân bằng, hay đứng yên một chổ)
lúc này tay phải tác dụng lên cái cây 1 lực F1' đúng bằng với lực F1. cặp lực này cân bằng với nhau.
chú ý: 2 lực F1,F1' đối với cái cây là ngoại lực.
vậy nội lực ở đâu, ở trường hợp trên có nội lực không?
để hiểu được điều này, ta quay lại ví dụ ban đầu, dùng 2 tay kéo sợi dây cao su.
khi dùng tay trái tác dụng lực F1 lên sợi dây, tay phải dùng 1 lực F1' để giữ sợi dây: 2 lực này cân bằng với nhau (với điều kiện lúc này sợi dây cân bằng hay đứng yên).
nhưng sợi dây cao su khác với cái cây hồi nãy, bằng mắt thường ta thấy nó dãn ra. ở phía bên tay trái xuất hiện 1 lực F2 trong sợi dây, đối kháng lại với ngoại lực F1 tác dụng vào nó, F2 chính là lực đàn hồi của sợi dây và nó là nội lực do sợi dây cao su sinh ra.
sợi dây cân bằng nên F2 cũng cân bằng với F1.
tương tự bên tay phải củng có nội lực F2' cân bằng với ngoại lực F2.
tiếp tục, lúc này bản thân sợi dây xuất hiện 2 nội lực là F2 và F2'
2 lực này cùng độ lớn nhưng ngược chiều nhau, nó cân bằng với nhau.
Chú ý:
- ở ví dụ cái cây, thực ra trong cái cây cũng xuất hiện nội lực nhưng ta không thấy dấu hiệu gì bằng mắt thường.
- nếu chỉ dùng lực F1 kéo sợi dây đi mà không dùng F2 giữ sợi dây cân bằng, thì cũng sẽ không sinh ra nội lực F1',F2' như đã nói ở trên.
PS: hiểu được bản chất thì thấy nó đơn giản, không hiểu thì sẽ thấy nó rối tung rối mù chả hiểu gì hết. nói càng nhiều thì càng dễ không hiểu, mà nói sơ sơ thì cũng có thể chẳng hiểu gì