[vật lí 6] đề cương

N

ngtungson91

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1, khối lượng, trọng lượng, thể tích, khối lượng riêng, trọng lượng riêng của các chất thay đổi ntn khi nhiệt độ tăng(đun nóng), khi nhiệt giảm(làm lạnh)?
2,tại sao ko nên đổ đầy n'c vào chai khi bỏ chai vào tủ lạnh?
3, '' khi nhúng nhiệt kế vào n'c nóng thì ban đầu mực thủy ngân trong bầu tụt
xuống rồi mới dâng lên trong ống quản?
4, '' ko dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ khí quyển?

THANKS!!@-) @-) :)>-:)>-
 
T

thaonguyenkmhd

thanks nha!!!

1, khối lượng, trọng lượng, thể tích, khối lượng riêng, trọng lượng riêng của các chất thay đổi ntn khi nhiệt độ tăng(đun nóng), khi nhiệt giảm(làm lạnh)?
_ khối lượng không đổi
_ trọng lượng không đổi
_ khối lượng riêng giảm khi nhiệt độ tăng, tăng khi nhiệt độ giảm
_ trọng lượng riêng giảm khi nhiệt độ tăng, tăng khi nhiệt độ giảm

2,tại sao ko nên đổ đầy n'c vào chai khi bỏ chai vào tủ lạnh?
khi đông đặc thì thể tích nước tăng, nếu đổ đầy nước vào chia khi bỏ vào tủ lạnh thì thể tích nước lớn hơn thể tích chai nên chai có thể bị vỡ.
3, '' khi nhúng nhiệt kế vào n'c nóng thì ban đầu mực thủy ngân trong bầu tụt
xuống rồi mới dâng lên trong ống quản?
khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng thì vỏ nhiệt kế nóng lên trước ( thuỷ ngân bên trong chưa kịp nóng lên ) nên thuỷ ngân tụt xuống. Khi thuỷ ngân nóng lên, do chất lỏng dãn nở nhiều hơn chất rắn ( thuỷ tinh dãn nở nhiều hơn vỏ ) nên mực thuỷ ngân dâng lên.
4, '' ko dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ khí quyển?
Do thuỷ ngân có độ đông đặc thấp ( -39 độ C ) nên ko thể đo được ở những nơi có nhiệt độ thấp nên người ta phải dùng nhiệt kế rượu ( nhiệt độ đông đặc -117 độ C )
 
Last edited by a moderator:
D

duyanh_12345

khối lượng, trọng lượng, thể tích, khối lượng riêng, trọng lượng riêng của các chất thay đổi ntn khi nhiệt độ tăng(đun nóng), khi nhiệt giảm(làm lạnh)?
* Các chất thông thường
_ Khối lượng, trọng lượng không đổi.
_ Sự biến thiên thể tích tỉ lệ thuận với sự biến thiên nhiệt độ (tăng khi nhiệt tăng, giảm khi nhiệt giảm)
_ Khối lượng riêng, trọng lượng riêng tỉ lệ nghịch (giảm khi nhiệt tăng, tăng khi nhiệt giảm)

* Nước đá (trường hợp này khá đặc biệt nhưng rất quan trọng)
Ngược lại


tại sao ko nên đổ đầy n'c vào chai khi bỏ chai vào tủ lạnh?
Khi đông đặc nước sẽ có thể tích lớn hơn khi hóa lỏng -> nếu đổ đầy nước vào chai sẽ dẫn đến hiện tượng nổ, vỡ chai


ko dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ khí quyển?
Nhiệt độ đông đặc của rượu: -1170C (bạn Thaonguyen hình như bị nhầm lẫn???)
Nhiệt độ đông đặc của thủy ngân: -390C
Khi nhiệt độ khí quyển xuống dưới -390C (ở các nước hàn đới) thì thủy ngân bị đông đặc không thể đo tiếp nhiệt độ; còn nhiệt kế rượu vẫn bình thường và có thể đo tiếp nhiệt độ của khí quyển.
 
Last edited by a moderator:
N

ngtungson91


Khi thuỷ ngân nóng lên, do chất lỏng dãn nở nhiều hơn chất rắn ( thuỷ tinh dãn nở nhiều hơn vỏ ) nên mực thuỷ ngân dâng lên.
ơ đâu phải thủy tinh dãn nhìu hơn vỏ, thủy tinh là vỏ mà. Đáng lẽ phải viết là thủy ngân dãn nhìu hơn vỏ mới đúng chớ, lạ thiệt.:eek:
 
Top Bottom