A
anhtrangcotich
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Chắc hẳn trong số chúng ta đây, ai cũng có vài lần làm bài tập ra kết quả đúng, nhưng bị nhầm lẫn, hoặc quên đơn vị
Đơn vị trong vật lí khá đa dạng và rắc rối nếu chúng ta không biết nguyên tắc của nó.
Đầu tiên, không cần ghi nhớ nhiều, hãy nhớ một số đơn vị của các đại lượng cơ bản sau:
Khối lượng: kilogam (Kg).
Chiều dài: mét (m)
Thời gian: giây, giờ (s, h).
Lực: Niuton (N).
Những đơn vị này khá quen thuộc đúng không nào.
Từ những đơn vị cơ bản này, chúng ta có thể suy ra đơn vị của các đại lượng khác thông quá các phép tính.
Ví dụ:
Thể tích của hình hộp là [TEX]V = a^3 = a.a.a[/TEX]
[TEX]a[/TEX] là chiều dài 1 cạnh, có đơn vị là mét.
[TEX]V = a(m).a(m).a(m) = a^3 (m^3)[/TEX]
Đơ vị của thể tích là [TEX]m^3[/TEX].
Trọng lượng riêng được tính bởi biểu thức:
[TEX]d = \frac{P}{V} = \frac{P(N)}{V(m^3)} [/TEX] đơn vị của trọng lượng riêng sẽ là [TEX]\frac{N}{m^3}[/TEX] ta viết thành [TEX]N/m^3[/TEX]
Nhiệt dung riêng [TEX]c[/TEX] có mặt trong biểu thức sau: [TEX]Q = mc.t[/TEX]
Ta suy ra [TEX]c = \frac{Q}{mt}[/TEX]
([TEX]t[/TEX] là nhiệt độ, có đơn vị [TEX]^0C[/TEX] hoặc [TEX]^0K[/TEX]
[TEX]m[/TEX] là khối lượng, đơn vị [TEX]Kg[/TEX]
[TEX]Q[/TEX] là nhiệt lượng, đơn vị [TEX]J[/TEX])
Thay vào biểu thức của [TEX]c[/TEX].
[TEX]c = \frac{Q(J)}{m(kg)t(^0C)}[/TEX] ta sẽ được đơn vị của nhiệt dung riêng: [TEX]\frac{J}{kg^0C}[/TEX] ta viết thành [TEX]J/kg^0C[/TEX]
Cứ như thế, chúng ta có thể suy ra đơn vị của các địa lượng khi biết được biểu thức dùng để tính nó. Thậm chí đại lượng đó ta chưa được học.
Đại lượng gia tốc, được định nghĩa là biến thiên vận tốc theo thời gian. Biểu thức của nó:
[TEX]a = \frac{V}{t}[/TEX] với [TEX]V[/TEX] là vận tốc, [TEX]t[/TEX] là thời gian.
Ai cho anh biết đơn vị của gia tốc nào?
Đơn vị trong vật lí khá đa dạng và rắc rối nếu chúng ta không biết nguyên tắc của nó.
Đầu tiên, không cần ghi nhớ nhiều, hãy nhớ một số đơn vị của các đại lượng cơ bản sau:
Khối lượng: kilogam (Kg).
Chiều dài: mét (m)
Thời gian: giây, giờ (s, h).
Lực: Niuton (N).
Những đơn vị này khá quen thuộc đúng không nào.
Từ những đơn vị cơ bản này, chúng ta có thể suy ra đơn vị của các đại lượng khác thông quá các phép tính.
Ví dụ:
Thể tích của hình hộp là [TEX]V = a^3 = a.a.a[/TEX]
[TEX]a[/TEX] là chiều dài 1 cạnh, có đơn vị là mét.
[TEX]V = a(m).a(m).a(m) = a^3 (m^3)[/TEX]
Đơ vị của thể tích là [TEX]m^3[/TEX].
Trọng lượng riêng được tính bởi biểu thức:
[TEX]d = \frac{P}{V} = \frac{P(N)}{V(m^3)} [/TEX] đơn vị của trọng lượng riêng sẽ là [TEX]\frac{N}{m^3}[/TEX] ta viết thành [TEX]N/m^3[/TEX]
Nhiệt dung riêng [TEX]c[/TEX] có mặt trong biểu thức sau: [TEX]Q = mc.t[/TEX]
Ta suy ra [TEX]c = \frac{Q}{mt}[/TEX]
([TEX]t[/TEX] là nhiệt độ, có đơn vị [TEX]^0C[/TEX] hoặc [TEX]^0K[/TEX]
[TEX]m[/TEX] là khối lượng, đơn vị [TEX]Kg[/TEX]
[TEX]Q[/TEX] là nhiệt lượng, đơn vị [TEX]J[/TEX])
Thay vào biểu thức của [TEX]c[/TEX].
[TEX]c = \frac{Q(J)}{m(kg)t(^0C)}[/TEX] ta sẽ được đơn vị của nhiệt dung riêng: [TEX]\frac{J}{kg^0C}[/TEX] ta viết thành [TEX]J/kg^0C[/TEX]
Cứ như thế, chúng ta có thể suy ra đơn vị của các địa lượng khi biết được biểu thức dùng để tính nó. Thậm chí đại lượng đó ta chưa được học.
Đại lượng gia tốc, được định nghĩa là biến thiên vận tốc theo thời gian. Biểu thức của nó:
[TEX]a = \frac{V}{t}[/TEX] với [TEX]V[/TEX] là vận tốc, [TEX]t[/TEX] là thời gian.
Ai cho anh biết đơn vị của gia tốc nào?