Vật lí 12 Vật lí 12

mâypr0

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng tám 2017
472
95
51
TP Hồ Chí Minh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Vật dao động điều hoà với biên độ A. Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ li độ x= [tex]\frac{-A\sqrt{2}}{2}[/tex] đến li độ x= [tex]\frac{A}{2}[/tex] là 0,3s. Chu kỳ dao động của vật là (giải thích)
A. T= 0,9s
B. T= 1,2s
C. T= 1,44s
D. T= 0,6s
2) Một vật dao động điều hoà với biên độ A. Vật đi từ li độ x= [tex]\frac{A}{2}[/tex] đến li độ x= [tex]\frac{-A}{2}[/tex] hết khoảng thời gian ngắn nhất là 0,5s. Tính khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ VTCB đến li độ x= [tex]\frac{A\sqrt{2}}{2}[/tex] (giải thích)
A. [tex]\Delta t=0,25s[/tex]
B. [tex]\Delta t=0,75s[/tex]
C. [tex]\Delta t=0,375s[/tex]
D. [tex]\Delta t=1s[/tex]
3) Vật dao động điều hoà với biên độ A và tần số f. Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ li độ x= [tex]\frac{A\sqrt{2}}{2}[/tex] đến li độ x= [tex]\frac{A\sqrt{3}}{2}[/tex] (giải thích)
A. [tex]\Delta t=\frac{1}{12f}[/tex]
B. [tex]\Delta t=\frac{1}{24f}[/tex]
C. [tex]\Delta t=\frac{f}{12}[/tex]
D. [tex]\Delta t=\frac{f}{24}[/tex]
4) Vật dao động điều hoà với biên độ A và tần số 5Hz. Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ li độ x= -A đến li độ x= [tex]\frac{A\sqrt{2}}{2}[/tex] (giải thích)
A. [tex]\Delta t=0,5s[/tex]
B. [tex]\Delta t=0,05s[/tex]
C. [tex]\Delta t=0,075s[/tex]
D. [tex]\Delta t=0,25s[/tex]
5) Vật dao động điều hoà với biên độ A và chu kỳ T. Thời điểm ban đầu vật ở li độ x= A, sau đó [tex]\frac{3T}{4}[/tex] thì vật ở li độ (giải thích)
A. x= A
B. x= [tex]\frac{A}{2}[/tex]
C. x= 0
D. x= -A
6) Vật dao động điều hoà với biên độ A và chu kỳ T. Thời điểm ban đầu vật ở li độ x= [tex]\frac{A}{2}[/tex] và đang chuyển động theo chiều dương, sau đó [tex]\frac{2T}{3}[/tex] thì vật ở li độ (giải thích)
A. x= A
B. x= [tex]\frac{A}{2}[/tex]
C. x= 0
D. x= -A
7) Vật dao động điều hoà với biên độ A và chu kỳ T. Thời điểm ban đầu vật ở li độ x= [tex]\frac{A}{2}[/tex] và đang chuyển động theo chiều âm, sau đó[tex]\frac{2T}{3}[/tex] thì vật ở li độ (giải thích)
A. x= A
B. x= [tex]\frac{A}{2}[/tex]
C. x= 0
D. x= -A
8) Vật dao động điều hoà với biên độ A và chu kỳ T. Thời điểm ban đầu vật ở li độ x= -A, sau đó [tex]\frac{5T}{6}[/tex] thì vật ở li độ (giải thích)
A. x= A
B. x= [tex]\frac{A}{2}[/tex]
C. x= [tex]\frac{-A}{2}[/tex]
D. x= -A
9) Một vật dao động điều hoà với phương trình x= [tex]8cos(2\pi t-\frac{\pi }{3})[/tex] cm. Tính từ thời điểm ban đầu (t=0), sau đó [tex]\frac{2}{3}[/tex]s thì vật ở li độ (giải thích)
A. x= 8cm
B. x= 4cm
C. x= -4cm
D. x= -8cm
10) Một vật dao động điều hoà có phương trình x= [tex]10cos(2\pi t-\frac{\pi }{6})[/tex] cm. Vật đi qua vị trí cân bằng lần đầu vào thời điểm (giải thích)
A. t= [tex]\frac{1}{3}[/tex]s
B. t= [tex]\frac{1}{6}[/tex]s
C. t= [tex]\frac{2}{3}[/tex]s
D. t= [tex]\frac{1}{12}[/tex]s
11) Một vật dao động điều hoà với biên độ A. Thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí cân bằng đến điểm M có li độ x= [tex]\frac{A\sqrt{2}}{2}[/tex] là 0,25s. Chu kỳ dao động của vật là (giải thích)
A. T= 1s
B. T= 1,5s
C. T= 0,5s
D. T= 2s
 

Tưi Tưi

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng sáu 2017
493
696
119
22
Với các bài tập dạng này ta có thể sử dụng trục thời gian
upload_2018-6-16_15-51-52.png
1. [tex]\Delta t=\frac{T}{8}+\frac{T}{12}=\frac{5T}{24}=0,3(s)\Rightarrow T=1,44(s)[/tex]

2. [tex]0,5=2.\frac{T}{12}=\frac{T}{6}\Rightarrow T=3(s)\Rightarrow \Delta t=\frac{T}{8}=0,375(s)[/tex]

3. [tex]\Delta t=\frac{T}{6}-\frac{T}{8}=\frac{T}{24}=\frac{1}{24f}[/tex]

4. [tex]\Delta t=\frac{T}{4}+\frac{T}{8}=\frac{3T}{8}=\frac{3}{8f}=\frac{3}{8.5}=0,075(s)[/tex]

5. Thời gian vật dao động quãng đường bằng biên độ của vật là T/4 => Sau thời gian 3T/4 vật ở VTCB x=0

6. D. x=-A

7. B. x=A/2 (lúc này vật chuyển động theo chiều âm)

8. C. x=-A/2

9. [tex]\omega=2\pi\Rightarrow T=1(s)\Rightarrow \Delta t=\frac{2T}{3}[/tex]
[tex]t=0\Rightarrow x_0=8.cos\frac{\pi}{3}=4=\frac{A}{2}\Rightarrow x=-A=-8(cm)[/tex]

10. [tex]x=0\Rightarrow cos(2\pi t-\frac{\pi}{6})=0\Rightarrow 2\pi.t-\frac{\pi}{6}=\frac{\pi}{2}\Rightarrow t=\frac{1}{3}(s)[/tex]

11. [tex]\Delta t=\frac{T}{8}=0,25\Rightarrow T=2(s)[/tex]
 
Top Bottom