[vật lí 12] Sóng cơ cần gấp!

P

pjg_kut3_9x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Sóng dừng trên dây dài 1m với vật cản cố định, tần số f = 80Hz. Tốc độ truyền sóng là 40m/s. Cho các điểm M1, M­2,M3 trên dây và lần lượt cách vật cản cố định là 12,5 cm, 37,5 cm, 62,5 cm.
A. M1, M2 và M3 dao động cùng pha B.M2 và M3 dao động cùng pha và ngược pha với M1
C.M1 và M3 dao động cùng pha và ngược pha với M2 D. M1 và M2 dao động cùng pha và ngược pha với M3
Câu 2: Tốc độ truyền sóng trên một sợi dây là 40m/s. Hai đầu dây cố định. Khi tần số sóng trên dây là 200Hz, trên dây hình thành sóng dừng với 10 bụng sóng. Hãy chỉ ra tần số nào cho dưới đây cũng tạo ra sóng dừng trên dây:
A. 90Hz B. 70Hz C. 60Hz D. 110Hz
Câu 3: Một dây AM dài 1,8 cm căng thẳng nằm ngang, đầu M cố định đầu A gắn vào 1 bản rung tần số 100Hz. Khi bản rung hoạt động người thấy trên dây có sóng dừng gồm N bó sóng. Với A xem như một nút. Tính bước sóng và tốc độ truyền sóng trên dây AM
A. lamda= 0,3 m; v = 30 m/s B.lamda = 0,6 m; v = 60 m/s C..lamda = 0,3 m; v = 60m/s D..lamda = 0,6 m; v = 120 m/s

Câu 4: Một dây AB đàn hồi treo lơ lửng. Đầu A gắn vào một âm thoa rung với tần số f = 100 Hz. Tốc độ truyền sóng là 4m/s. Cắt bớt để dây chỉ còn 21 cm. Bấy giờ có sóng dừng trên dây. Hãy tính số bụng và số nút.
A. 11 và 11 B. 11 và 12 C. 12 và 11 D. Đáp án khác
Câu 5: Một sợi dây căng giữa hai điểm cố định cách nhau 75cm. Người ta tạo sóng dừng trên dây. Hai tần số gần nhau nhất cùng tạo ra sóng dừng trên dây là 150Hz và 200Hz. Tần số nhỏ nhất tạo ra sóng dừng trên dây đó là
A. 50Hz B. 125Hz C. 75Hz D. 100Hz
Câu 6: Dây AB = 40cm căng ngang, 2 đầu cố định, khi có sóng dừng thì tại M là bụng thứ 4 (kể từ B), biết BM=14cm. Tổng số bụng trên dây AB là
A.9 B. 10 C. 11 D. 12
Câu 7: Một dây AB = 90cm đàn hồi căng thẳng nằm ngang. Hai đầu cố định. Được kích thích dao động, trên dây hình thành 3 bó sóng. Biên độ tại bụng sóng là 3 cm.Tại C gần A nhất có biên độ dao động là 1,5cm. Tính khoảng cách giữa C và A
A. 5cm B. 7.5cm C. 10cm D. 15cm

 
Last edited by a moderator:
L

l94

Câu 1: Sóng dừng trên dây dài 1m với vật cản cố định, tần số f = 80Hz. Tốc độ truyền sóng là 40m/s. Cho các điểm M1, M­2,M3 trên dây và lần lượt cách vật cản cố định là 12,5 cm, 37,5 cm, 62,5 cm.
A. M1, M2 và M3 dao động cùng pha B.M2 và M3 dao động cùng pha và ngược pha với M1
C.M1 và M3 dao động cùng pha và ngược pha với M2 D. M1 và M2 dao động cùng pha và ngược pha với M3


Bước sóng là [tex]v/f=0,5m[/tex]
M1 cách vật cản bằng 1/4 lần bước sóng, M2 3/4 lần, M3 là 5/4 lần.
Vậy M1 ở bụng, M2 ở bụng ngược, M3 ở bụng cùng M1.
Vậy M1M3 cùng pha, ngược với M2=>C
Câu 2: Tốc độ truyền sóng trên một sợi dây là 40m/s. Hai đầu dây cố định. Khi tần số sóng trên dây là 200Hz, trên dây hình thành sóng dừng với 10 bụng sóng. Hãy chỉ ra tần số nào cho dưới đây cũng tạo ra sóng dừng trên dây:
A. 90Hz B. 70Hz C. 60Hz D. 110Hz


Tính được chiều dài dây là 1m. ta có:[tex]k\frac{v}{2f}=1[/tex]
[tex]k\frac{20}{f}=1[/tex]
vậy chọn C (3 bụng).Các tần số còn lại đều cho k lẻ nên loại.

h đi ăn cơm r`, Chiều làm tiếp:D



 
P

pjg_kut3_9x

à khoan, câu 1 đáp án là A. tớ cũng tính giống bạn thế, hok phải M1,M2, M3 đều cùng pha vì là lamda/4 hết à?
 
L

l94

Câu 1: Sóng dừng trên dây dài 1m với vật cản cố định, tần số f = 80Hz. Tốc độ truyền sóng là 40m/s. Cho các điểm M1, M­2,M3 trên dây và lần lượt cách vật cản cố định là 12,5 cm, 37,5 cm, 62,5 cm.
A. M1, M2 và M3 dao động cùng pha B.M2 và M3 dao động cùng pha và ngược pha với M1
C.M1 và M3 dao động cùng pha và ngược pha với M2 D. M1 và M2 dao động cùng pha và ngược pha với M3

4712fdb95e788f0149ebdc8e7c5fe5cc_35907283.untitled5.bmp

C chứ?


 
L

l94

Câu 3: Một dây AM dài 1,8 cm căng thẳng nằm ngang, đầu M cố định đầu A gắn vào 1 bản rung tần số 100Hz. Khi bản rung hoạt động người thấy trên dây có sóng dừng gồm N bó sóng. Với A xem như một nút. Tính bước sóng và tốc độ truyền sóng trên dây AM
A. lamda= 0,3 m; v = 30 m/s B.lamda = 0,6 m; v = 60 m/s C..lamda = 0,3 m; v = 60m/s D..lamda = 0,6 m; v = 120 m/s

Câu này chỉ có thể là A và B (vì f=100Hz).
Nếu mình k nhầm thì Bài này hình như thiếu dữ kiện, phải cho N thì mới biết cụ thể chứ? Bạn xem lại nào:S

Câu 4:Một dây AB đàn hồi treo lơ lửng. Đầu A gắn vào một âm thoa rung với tần số f = 100 Hz. tốc độ truyền sóng là 4m/s. Cắt bớt để dây chỉ còn 21 cm. Bấy giờ có sóng dừng trên dây. Hãy tính số bụng và số nút.
A. 11 và 11 B. 11 và 12 C. 12 và 11 D. Đáp án khác
[tex]\lambda=\frac{v}{f}=4cm[/tex]
[tex] (2k+1)\frac{\lambda}{4}=21 \Leftrightarrow k=10[/tex]
vậy số bụng là 2k+1=11 và số nút là 11 nút. Chọn A

Câu 5:Một sợi dây căng giữa hai điểm cố định cách nhau 75cm. Người ta tạo sóng dừng trên dây. Hai tần số gần nhau nhất cùng tạo ra sóng dừng trên dây là 150Hz và 200Hz. Tần số nhỏ nhất tạo ra sóng dừng trên dây đó làA. 50Hz B. 125Hz C. 75Hz D. 100Hz

[tex]k\frac{v}{2f_1}=0,75 \Rightarrow kv=225[/tex]
[tex](k+1)\frac{v}{2f_2}=0,75 \Rightarrow kv+v=300[/tex]
vậy v=75.
tần số nhỏ nhất khi số bó=1, vậy [tex]\frac{v}{2F}=0,75 \Rightarrow F=50Hz[/tex]
Chọn A.

Câu 6: Dây AB = 40cm căng ngang, 2 đầu cố định, khi có sóng dừng thì tại M là bụng thứ 4 (kể từ B), biết BM=14cm. Tổng số bụng trên dây AB là
A.9 B. 10 C. 11 D. 1
ta có:[tex]\frac{7\lambda}{4}=14cm \Rightarrow \lambda=8cm[/tex]
số bụng:[tex]k=\frac{2.40}{8}=10[/tex] Chọn B.

Câu 7Một dây AB = 90cm đàn hồi căng thẳng nằm ngang. Hai đầu cố định. Được kích thích dao động, trên dây hình thành 3 bó sóng. Biên độ tại bụng sóng là 3 cm.Tại C gần A nhất có biên độ dao động là 1,5cm. Tính khoảng cách giữa C và A
A. 5cm B. 7.5cm C. 10cm D. 15cm
[tex]\frac{\lambda}{2}=\frac{90}{3}=30 \Rightarrow \lambda=60cm.[/tex]
Biên độ dao động của C bằng nửa biên độ tại bụng sóng, mà bụng sóng ở vị trí [tex]\frac{\lambda}{4}[/tex] vậy C ở vị trí [tex]\frac{\lambda}{12}=5cm[/tex]
 
Last edited by a moderator:
P

pepun.dk

Câu 7: Một dây AB = 90cm đàn hồi căng thẳng nằm ngang. Hai đầu cố định. Được kích thích dao động, trên dây hình thành 3 bó sóng. Biên độ tại bụng sóng là 3 cm.Tại C gần A nhất có biên độ dao động là 1,5cm. Tính khoảng cách giữa C và A
A. 5cm B. 7.5cm C. 10cm D. 15cm

Biên độ dao động của C bằng nửa biên độ tại bụng sóng, mà bụng sóng ở vị trí \frac{\lambda}{4} vậy C ở vị trí \frac{\lambda}{8}=7,5cm Chọn B.

Mình nghĩ C phải ở vị trí [TEX]\frac{\lambda}{12}=5[/TEX]

:)..................................................................................................
 
P

pjg_kut3_9x

Tiếp nhá, giúp mình với ,thanks!

Câu 1. Hai mũi nhọn S1, S2 cách nhau một khoảng a = 8,6 cm, dao động với phương trình u1 = acos100pi t (cm); u2 = acos(100pi t + pi/2)( cm). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40 cm/s. Số các gợn lồi trên đoạn S1, S2.
A. 22 B. 23 C. 24 D. 25
Câu 2. Hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 50mm lần lượt dao động theo phương trình x1=acos200pi t (cm) và x2 = acos(200pi t-pi /2) (cm) trên mặt thoáng của thuỷ ngân. Xét về một phía của đường trung trực của AB, người ta thấy vân lồi bậc k đi qua điểm M có MA – MB = 12mm và vân lồi bậc k + 3 đi qua điểm N có NA – NB = 36mm. Số điểm cực đại giao thoa trên đoạn AB là:
A. 12 B. 13 C. 11 D. 14

Mấy bài nì khó quá, bài 3 nì mấy bạn vẽ giùm mình cái hình với nhá, tính được có 11điểm cực đại nhưng mình hok hỉu mỗi cực đại cắt đường tròn 2 lần để số cd là 22 là sao? Mình hok hỉu, mấy bạn vẽ hình và giải thích giùm mình với, cảm ơn nhìu

Câu 3. Hai nguồn sóng kết hợp giống hệt nhau được đặt cách nhau một khoảng cách x trên đường kính của một vòng tròn bán kính R ( x << R) và đối xứng qua tâm của vòng tròn. Biết rằng mỗi nguồn đều phát sóng có bước sóng và x = 5,2.lamda. Tính số điểm dao động cực đại trên vòng tròn
A. 20 B. 22 C. 24 D. 26
Câu 4. Hai nguồn phát sóng điểm M, N cách nhau 10 cm dao động ngược pha nhau, cùng tần số là 20Hz cùng biên độ là 5mm và tạo ra một hệ vân giao thoa trên mặt nước. Tốc độ truyền sóng là 0,4m/s. Số các điểm có biên độ 5mm trên đường nối hai nguồn là:
A. 10 B. 21 C. 20 D. 11
Câu 5. Dùng một âm thoa có tần số rung f =100Hz người ta tạo ra tại hai điểm S1, S2 trên mặt nước hai nguồn sóng cùng biên độ, cùng pha. S1S2 = 3,2 cm. Tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. I là trung điểm của S1S2. Định những điểm dao động cùng pha với I. Tính khoảng cách từ I đến điểm M gần I nhất dao động cùng pha với I và nằm trên trung trực S1S2 là:
A. 1,8 cm B. 1,3cm C. 1,2 cm D. 1,1cm
 
H

hienzu

Câu 5. Dùng một âm thoa có tần số rung f =100Hz người ta tạo ra tại hai điểm S1, S2 trên mặt nước hai nguồn sóng cùng biên độ, cùng pha. S1S2 = 3,2 cm. Tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. I là trung điểm của S1S2. Định những điểm dao động cùng pha với I. Tính khoảng cách từ I đến điểm M gần I nhất dao động cùng pha với I và nằm trên trung trực S1S2 là:
A. 1,8 cm B. 1,3cm C. 1,2 cm D. 1,1cm

eq.latex


M,S1 dđ cùng pha
eq.latex


Vì MS1 > S1I
eq.latex
eq.latex


eq.latex

eq.latex


eq.latex
 
P

pepun.dk

Câu 1. Hai mũi nhọn S1, S2 cách nhau một khoảng a = 8,6 cm, dao động với phương trình u1 = acos100pi t (cm); u2 = acos(100pi t + pi/2)( cm). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40 cm/s. Số các gợn lồi trên đoạn S1, S2.
A. 22 B. 23 C. 24 D. 25

[TEX]\lambda=0,8(cm)[/TEX]

[TEX]8,6=\frac{(2k+1). \lambda}{4}\\ \Rightarrow k=21[/TEX]

\Rightarrow số điểm dao đọng cực đại là 43 ( từ -21 --> 21)

\Rightarrow số gợn lồi là 22

Câu 2. Hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 50mm lần lượt dao động theo phương trình x1=acos200pi t (cm) và x2 = acos(200pi t-pi /2) (cm) trên mặt thoáng của thuỷ ngân. Xét về một phía của đường trung trực của AB, người ta thấy vân lồi bậc k đi qua điểm M có MA – MB = 12mm và vân lồi bậc k + 3 đi qua điểm N có NA – NB = 36mm. Số điểm cực đại giao thoa trên đoạn AB là:
A. 12 B. 13 C. 11 D. 14
[TEX]\left\{12=\frac{(2k+1). \lambda}{4}\\ 36=\frac{(2k+7). \lambda}{4}\right.\\ \Rightarrow\left\{\frac{1}{3}=\frac{2k+1}{2k+7}\\12=\frac{(2k+1). \lambda}{4}\right.\\ \Rightarrow\left\{k=1\\ \lambda=16[/TEX]

[TEX]\frac{-(2k+1). \lambda}{4}[/TEX][TEX]\leq{k}\leq[/TEX] [TEX]\frac{(2k+1). \lambda}{4}\\[/TEX]

[TEX] \Rightarrow -5\leq{k}\leq5[/TEX]

Vậy có 11

Câu 3. Hai nguồn sóng kết hợp giống hệt nhau được đặt cách nhau một khoảng cách x trên đường kính của một vòng tròn bán kính R ( x << R) và đối xứng qua tâm của vòng tròn. Biết rằng mỗi nguồn đều phát sóng có bước sóng và x = 5,2.lamda. Tính số điểm dao động cực đại trên vòng tròn
A. 20 B. 22 C. 24 D. 26
[TEX]\lambda[/TEX] = 5,2 ah ?

Câu 4. Hai nguồn phát sóng điểm M, N cách nhau 10 cm dao động ngược pha nhau, cùng tần số là 20Hz cùng biên độ là 5mm và tạo ra một hệ vân giao thoa trên mặt nước. Tốc độ truyền sóng là 0,4m/s. Số các điểm có biên độ 5mm trên đường nối hai nguồn là:
A. 10 B. 21 C. 20 D. 11
[TEX]\lambda=2(cm)[/TEX]

[TEX]\frac{-10}{2}-\frac{1}{2} \leq{k}\leq \frac{10}{2}-\frac{1}{2}\\ \Rightarrow -5\leq{k}\leq4[/TEX]

\Rightarrow có tất cả 10 điểm dđ cực đại. mà biên độ tổng hợp là 10mm

\Rightarrow có 20 điểm có bđ 5mm (khoảng giữa)

Câu 5. Dùng một âm thoa có tần số rung f =100Hz người ta tạo ra tại hai điểm S1, S2 trên mặt nước hai nguồn sóng cùng biên độ, cùng pha. S1S2 = 3,2 cm. Tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. I là trung điểm của S1S2. Định những điểm dao động cùng pha với I. Tính khoảng cách từ I đến điểm M gần I nhất dao động cùng pha với I và nằm trên trung trực S1S2 là:
A. 1,8 cm B. 1,3cm C. 1,2 cm D. 1,1cm
[TEX]Dat: \left\{\lambda=0,4\\ d=MS_1=MS_2[/TEX]

[TEX]\left\{\phi _O - \phi _M =\frac{-\pi .3,2}{0,4} + \frac{2\pi .d}{0,4}=2k \pi \\k \lambda >0\right.\\ \Rightarrow \left\{k=1\\ d=2\right.\\ \Rightarrow IM=1,2 [/TEX]
 
Last edited by a moderator:
P

pjg_kut3_9x

Cảm ơn các bạn nhá!Hjc! Mình ái ngại quá, nhưng mình hok bít hỏi ai hết,mình hỏi nhìu cũng sợ phiền, giúp mình với nhá!!

Câu 1: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn AB cách nhau 14,5cm dao động ngược pha. Điểm M trên AB gần trung điểm I của AB nhất, cách I là 0,5cm luôn dao động cực đại. Số điểm dao động cực đại trên đường elíp thuộc mặt nước nhận A, B làm tiêu điểm là
A. 18 điểm B. 30 điểm C. 28 điểm D. 14 điểm
Câu 2:Hai nguồn sóng giống nhau tại A và B cách nhau 47cm trên mặt nước, chỉ xét riêng một nguồn thì nó lan truyền trên mặt nước mà khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp là 3cm, khi hai sóng trên giao thoa nhau thì trên đoạn AB có số điểm không dao động là
A: 32 B: 30 C. 16 D. 15
Câu 3. Hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2 cùng biên độ , đồng thời gửi tới một điểm M trên đường thẳng S1S2 và ở ngoài đoạn S1S2. Dao động tổng hợp tại M có biên độ bằng biên độ của từng dao động thành phần mà M nhận được . Cho biết tần số sóng f = 1Hz , vận tốc truyền sóng v = 12cm/s , coi biên độ sóng không đổi . Khoảng cách S1S2 là :
A.10cm B.4cm C.2cm D.kết quả khác
CÂu 4:Tại hai điểm trên mặt nước, có hai nguồn phát sóng A và B có phương trình u = asin(40 t) (cm), vận tốc truyền sóng là 50(cm/s), A và B cách nhau 11(cm). Gọi M là điểm trên mặt nước có MA = 10(cm) và MB = 5(cm). Số điểm dao động cực đại trên đoạn AM là
A. 9. B. 7. C. 2. D. 6.
Câu 5:. Để tăng gấp đôi tần số của âm do dây đàn phát ra ta phải :
A. Tăng lực căng dây gấp hai lần B. Giảm lực căng dây gấp hai lần
C. Tăng lực căng dây gấp 4 lần C. Giảm lực căng dây gấp 4 lần
Câu 5 nhớ giải thích nhá
 
P

pepun.dk

Câu 1: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn AB cách nhau 14,5cm dao động ngược pha. Điểm M trên AB gần trung điểm I của AB nhất, cách I là 0,5cm luôn dao động cực đại. Số điểm dao động cực đại trên đường elíp thuộc mặt nước nhận A, B làm tiêu điểm là
A. 18 điểm B. 30 điểm C. 28 điểm D. 14 điểm


I dđct \Rightarrow [TEX]\lambda=4.0,5=2(cm)[/TEX]

[TEX]\frac{-14,5}{\lambda}-\frac{1}{2} \leq{k}\leq \frac{14,5}{\lambda}-\frac{1}{2}\\ \Rightarrow -7\leq{k}\leq6 \\ \Rightarrow 14\ diem[/TEX]
Câu 2:Hai nguồn sóng giống nhau tại A và B cách nhau 47cm trên mặt nước, chỉ xét riêng một nguồn thì nó lan truyền trên mặt nước mà khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp là 3cm, khi hai sóng trên giao thoa nhau thì trên đoạn AB có số điểm không dao động là
A: 32 B: 30 C. 16 D. 15

[TEX]\lambda=3[/TEX]

Cực tiểu dao thoa

[TEX]\frac{-47}{3}-\frac{1}{2} \leq{k}\leq \frac{47}{3}-\frac{1}{2}\\ \Rightarrow -16\leq{k}\leq15 \\ \Rightarrow 32\ diem[/TEX]

Câu 3. Hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2 cùng biên độ , đồng thời gửi tới một điểm M trên đường thẳng S1S2 và ở ngoài đoạn S1S2. Dao động tổng hợp tại M có biên độ bằng biên độ của từng dao động thành phần mà M nhận được . Cho biết tần số sóng f = 1Hz , vận tốc truyền sóng v = 12cm/s , coi biên độ sóng không đổi . Khoảng cách S1S2 là :
A.10cm B.4cm C.2cm D.kết quả khác
[TEX]A=2a cos {\frac{\pi(d_2-d_1)}{\lambda}}=a\\ \Rightarrow \frac{d_2-d_1}{12}=\frac{1}{3}\\ \Rightarrow S_1S_2=d_2-d_1=4[/TEX]

Do M ở ngoài S1S2

CÂu 4:Tại hai điểm trên mặt nước, có hai nguồn phát sóng A và B có phương trình u = asin(40 t) (cm), vận tốc truyền sóng là 50(cm/s), A và B cách nhau 11(cm). Gọi M là điểm trên mặt nước có MA = 10(cm) và MB = 5(cm). Số điểm dao động cực đại trên đoạn AM là
A. 9. B. 7. C. 2. D. 6.
[TEX]N=(d)\bigcap_{}^{}AM[/TEX]....Với (d) là trung trực
Số điểm dao động cực đại trên đoạn NM

[TEX]0\leq{k}\leq\frac{5}{2,5}=2\\ \Rightarrow{k=0,1,2}[/TEX]

Số điểm dao động cực đại trên đoạn AN (trừ N)

[TEX]0<k< \frac{AB}{2,5}=4,4\\ \Rightarrow{k=1,2,3,4}[/TEX]

Vậy tổng có 7 Đ
Câu 5:. Để tăng gấp đôi tần số của âm do dây đàn phát ra ta phải :
A. Tăng lực căng dây gấp hai lần B. Giảm lực căng dây gấp hai lần
C. Tăng lực căng dây gấp 4 lần C. Giảm lực căng dây gấp 4 lần
Câu 5 nhớ giải thích nhá

Giảm chắc là đúng vì dây trùng sẽ dđ nhiều hơn.... Nhưng là 2 hay 4 nữa :p
 
Last edited by a moderator:
P

pjg_kut3_9x

Câu 7 Một dây AB = 90cm đàn hồi căng thẳng nằm ngang. Hai đầu cố định. Được kích thích dao động, trên dây hình thành 3 bó sóng. Biên độ tại bụng sóng là 3 cm.Tại C gần A nhất có biên độ dao động là 1,5cm. Tính khoảng cách giữa C và A
A. 5cm B. 7.5cm C. 10cm D. 15cm
bạn ơi giải thích chỗ này giùm mình
Biên độ dao động của C bằng nửa biên độ tại bụng sóng, mà bụng sóng ở vị trí [tex]\frac{\lambda}{4}[/tex] vậy C ở vị trí [tex]\frac{\lambda}{12}=5cm[/tex]

vì sao khi ở bụng là lamda/4 mà suy ra đc C ở lamda/12
Câu 6: Dây AB = 40cm căng ngang, 2 đầu cố định, khi có sóng dừng thì tại M là bụng thứ 4 (kể từ B), biết BM=14cm. Tổng số bụng trên dây AB là
A.9 B. 10 C. 11 D. 1
ta có:
latex.php

số bụng:
latex.php
Chọn B.


sao đoạn này là 7lamda/4, giải thích giùm mình với


 
L

l94

[/COLOR]
vì sao khi ở bụng là lamda/4 mà suy ra đc C ở lamda/12
Câu 6: Dây AB = 40cm căng ngang, 2 đầu cố định, khi có sóng dừng thì tại M là bụng thứ 4 (kể từ B), biết BM=14cm. Tổng số bụng trên dây AB là
A.9 B. 10 C. 11 D. 1
ta có:
latex.php

số bụng:
latex.php
Chọn B.


sao đoạn này là 7lamda/4, giải thích giùm mình với


ad010b2673fb9c569f2c8b14db32d61d_36171750.untitled6.bmp

Chẳng phải là [tex]\frac{7\lambda}{4}[/tex] còn gì:p
Còn bài kia bạn vẽ đường tròn lượng giác ra là thấy thôi^^
hình thế này:
275d529b07bbfc55f4b19f681faf1c73_36172094.untitled9.bmp
 
O

ongvuavisao

Câu 37: Trên một sợi dây đàn hồi có sóng dừng với bước sóng 1,5 cm . A và B là hai điểm trên sợi dây cách nhau 14 cm và tại trung điểm của AB là một nút sóng . Số nút sóng và bụng sóng quan sát được trên đoạn dây AB là
A. 18 bụng , 17 nút . B. 19 bụng , 19 nút . C. 18 bụng , 19 nút . D. 19 bụng , 18 nút .
Câu 38: Một lăng kính có góc chiết quang A = 450. Chiếu chùm tia sáng hẹp đa sắc SI gồm 4 ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng , lục và tím đến gặp mặt bên AB theo phương vuông góc, thì tia ló ra khỏi mặt bên AC gồm các ánh sáng đơn sắc (Biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng màu lam là )
A. đỏ , vàng và tím . B. đỏ, vàng, lục và tím .
C. đỏ, vàng và lục . D. đỏ , lục và tím .
Câu 39: Máy biến áp là một thiết bị có thể biến đổi
A. công suất của dòng điện xoay chiều . B. biên độ điện áp của dòng điện xoay chiều .
C. tần số của dòng điện xoay chiều . D. điện áp của dòng điện không đổi .
Câu 40: Một tia sáng đơn sắc khi truyền trong chân không có bước sóng 550 nm và có màu vàng . Nếu tia sáng này truyền vào trong nước có chiết suất n= 4/3 thì
A. có bước sóng 413 nm và có màu tím . B. có bước sóng 413 nm và có màu vàng .
 
M

minhhieu1796

I dđct \Rightarrow [TEX]\lambda=4.0,5=2(cm)[/TEX]

[TEX]\frac{-14,5}{\lambda}-\frac{1}{2} \leq{k}\leq \frac{14,5}{\lambda}-\frac{1}{2}\\ \Rightarrow -7\leq{k}\leq6 \\ \Rightarrow 14\ diem[/TEX]


[TEX]\lambda=3[/TEX]

Cực tiểu dao thoa

[TEX]\frac{-47}{3}-\frac{1}{2} \leq{k}\leq \frac{47}{3}-\frac{1}{2}\\ \Rightarrow -16\leq{k}\leq15 \\ \Rightarrow 32\ diem[/TEX]

[TEX]A=2a cos {\frac{\pi(d_2-d_1)}{\lambda}}=a\\ \Rightarrow \frac{d_2-d_1}{12}=\frac{1}{3}\\ \Rightarrow S_1S_2=d_2-d_1=4[/TEX]

Do M ở ngoài S1S2

[TEX]N=(d)\bigcap_{}^{}AM[/TEX]....Với (d) là trung trực
Số điểm dao động cực đại trên đoạn NM

[TEX]0\leq{k}\leq\frac{5}{2,5}=2\\ \Rightarrow{k=0,1,2}[/TEX]

Số điểm dao động cực đại trên đoạn AN (trừ N)

[TEX]0<k< \frac{AB}{2,5}=4,4\\ \Rightarrow{k=1,2,3,4}[/TEX]

Vậy tổng có 7 Đ


Giảm chắc là đúng vì dây trùng sẽ dđ nhiều hơn.... Nhưng là 2 hay 4 nữa :p
khong, to nghi la tang luc cang day gap 4 lan moi dung
 
Top Bottom