[Vật lí 12] Một số câu dao động điều hoà hay

N

nguyentunlamls

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Hai lò xo k1=80N/m, k2=100N/m có một đầu đều gắn vào vật m (có kích thước không đáng kể), đầu kia gắn vào 2 điểm tương ứng A và B cố định, trục lò xo và vật đều thuộc phương AB, hệ được đặt trên mặt phẳng nằm ngang, vật dao động không có ma sát. Ở thời điểm ban đầu người ta kéo vật theo phương ngang sao cho lò xo 1 dãn 36cm thì lò xo 2 không biến dạng và buông nhẹ cho vật dao động. Biên độ dao động của vật có giá trị?
Đáp án: 16cm.


2.Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ m1. Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí mà lò xo bị nén 8cm, đặt vật nhỏ m2 (có khối lượng bằng khối lượng vật m1) trên mặt phẳng nằm ngang và sát với vật m1. Buông nhẹ để hai vật bắt đầu chuyển động theo phương của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên thì khoảng cách giữa 2 vật m1 và m2 là:
Đáp án: 3,2cm


3.Một con lắc đơn có khối lượng m1=400g, có chiều dài 160cm, ban đầu người ta kéo vật lệch khỏi VTCB một góc 60 độ rồi thả nhẹ cho vật dao động, khi vật đi qua VTCB vật va chạm mềm với vật m2=100g đang đứng yên, lấy g=10m/s^2. Khi đó biên độ góc của con lắc sau va chạm là?
Đáp án: 47,16 độ.


4.Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia gắn với vật M, dao động điều hoà trên mặt phẳng nằm ngang, ko ma sát với biên độ A1. Đúng lúc vật M đang ở vị trí biên thì vật m có khối lượng bằng khối lượng vật M, chuyển động theo phương ngang với vận tốc V_0 bằng vận tốc cực đại của vật M đến va chạm với vật M, biết va chạm là đàn hồi xuyên tâm, sau va chạm vật M tiếp tục dao động điều hoà với biên độ A2. Tỉ số A1/A2 là:
A. Căn3/2
B.2/3
C.Căn2/2
D.1/2

Bạn nào biết làm bài nào thì giải chi tiết 1 tí nhé, mình học kém lí lắm.
 
N

newstarinsky

bài 2

Ta có [TEX]\omega[/TEX]=[TEX]\frac{sqrt{k}}{2m}[/TEX] <vi M1=M2=m>
V1=V2=[TEX]\omega[/TEX]
[TEX]\omega 2[/TEX]=[TEX]\frac{sqrt{k}}{m}[/TEX]
A'=V1/([TEX]\omega 2 [/TEX]
 
N

newstarinsky

bài 2

Ta có [TEX]\omega1[/TEX]=[TEX]\frac{sqrt{k}}{sqrt{2m}}[/TEX] <vi M1=M2=m>
V1=V2=[TEX]\omega1[/TEX].A (A=8 cm)
Hai vật tách nhau ở vị trí cân bằng nên
[TEX]\omega 2[/TEX]=[TEX]\frac{sqrt{k}}{sqrt{m}}[/TEX]=[TEX]\omega1[/TEX].[TEX]\sqrt{2}[/TEX]
A'=V1/([TEX]\omega 2 [/TEX]=4[TEX]\sqrt{2}[/TEX]
Chu kì T2=2[TEX]\pi[/TEX]/([TEX]\omega2[/TEX])=T1.([TEX]\frac{1}{sqrt{2}}[/TEX])
Lò xo có độ dài cực đại lần đầu khi
t=[TEX]\frac{T2}{4}[/TEX]=[TEX]\frac{T1}{4.sqrt{2}}[/TEX]
Vật m2 đi được quãng đường trong thoi gian đó là
s=V2.t=2.[TEX]\pi[/TEX].[TEX]\sqrt{2}[/TEX]
Khoảng cách giữa 2 vật là
x= s - A' =3,2 (cm)
 
Last edited by a moderator:
N

newstarinsky

bài 3

Vận tốc của vật m1 ở vị trí cân băng là (trước va chạm)

V1=[TEX]\sqrt{2.g.l.(1-cos(60))}[/TEX]

Vì va cham mềm nên

V2=[TEX]\frac{m1.V1}{m1+m2}[/TEX]=3,2 (m/s)
Thay lai cong thuc tinh V2 ta được

V2=[TEX]\sqrt{2.g.l.(1-cos(a))}[/TEX]
tư đó ta tim đuọc là 47,16 độ
 
N

ngungutruong

bài 1
truòng hợp lò xo ghép song song
gọi A và B là vị trí cân bằng của lò xo 1 và 2
O là vị trí cân bằng của vật
như vậy theo đề bài. biên độ dao động là khoảng cách từ O -> B
[tex]\large\Delta_l_1[/tex]+ [tex]\large\Delta_l_2[/tex] = [tex]\large\Delta_l[/tex]=36cm
tại vị trí O lực đàn hồi cân bằng
[TEX]K_1[/TEX][tex]\large\Delta_l_1[/tex]=[TEX]K_2 [/TEX][tex]\large\Delta_l_2[/tex]
=> [tex]\large\Delta_l_1[/tex] =[TEX]K_2[/TEX].[tex]\large\Delta_l_2[/tex]/[TEX]K_1[/TEX]
thế vào phương trình trên
bạn tìm được [tex]\large\Delta_l_2[/tex] =16
đó chính là biên độ dao động
 
Top Bottom