[Vật lí 12] Hệ vân.

S

songtu009

D

dunggttn

Trong thí nghiệm Y-âng, khoảng cách giữa nguồn và hai khe là a, khoảng cách giữa hai khi với màn là D. Nếu nguồn S dịch chuyển một đoạn x dọc theo trục song song với hai khe thì hệ vân dịch chuyển như thế nào?

Nếu dịch chuyển nguồn S 1 doạn x thì hệ vân sẽ dịch chuyển 1 đoạn là y=(D/a)*x
 
V

vitcongnghiep

Nếu dịch chuyển nguồn S 1 doạn x thì hệ vân sẽ dịch chuyển 1 đoạn là y=(D/a)*x
Công thức sai

Gọi độ dịch chuyển của nguồn sáng S là x_0, độ dịch chuyển vân trung tâm là x
khoảng cách từ nguồn tới khe là d, khoảng cách từ khe tới màn là D
( cả 2 đều so với thí nghiệm khe Young trong SGK)
Công thức hiệu quang trình cho ánh sáng khi đi từ nguồn tới 2 khe hẹp
[TEX]d_1-d_2=\frac{ax_0}{d}[/TEX]
Ở công thức trên, mình áp dụng tính thuận nghịch của chiều truyền ánh sáng
Công thức hiệu quang trình cho ánh sáng khi đi từ 2 khe hẹp tới màn
[TEX]..-d_1'+d_2'=\frac{ax}{D} [/TEX]
Tại vân trung tâm
[TEX]d_1+d_1'-d_2-d_2'=0 \Leftrightarrow \frac{ax_0}{d}-\frac{ax}{D}=0 \Rightarrow x=\frac{D}{d}.x_0 [/TEX]
Gọi y là khoảng cách từ 1 vân sáng bất kì đến vân trung tâm
Tại vân sáng bất kì
[TEX]d_1+d_1'-d_2-d_2'=k.\lambda \Leftrightarrow \frac{ax_0}{d}-\frac{ay}{D}=k.\lambda \Rightarrow y=\frac{D.x_0}{d}-k.\lambda .\frac{D}{a} [/TEX]
Khoảng vân trong trường hợp này
[TEX]i=y_{k+1}-y_k=[\frac{D.x_0}{d}-(k+1).\lambda .\frac{D}{a}]-[\frac{D.x_0}{d}-k.\lambda .\frac{D}{a}]=-\frac{\lambda .D}{a} [/TEX]
Vậy độ dịch chuyển hệ vân cũng chính là độ dịch chuyển vân trung tâm

Đố các bạn (bao gồm cả chủ topic) tại sao bài chứng minh của mình lại ra dấu âm, thứ 2 nữa là tại sao 2 công thức hiệu quang trình lại ngược dấu nhau
 
S

songtu009

Trời đất :| Giải thì phải giải thích chứ, đã không giải thích lại còn........
Dấu âm chứng tỏ nó chuyển động ngược chiều chứ sao :| (đoán thế =.=!)
 
V

vitcongnghiep

Trời đất :| Giải thì phải giải thích chứ, đã không giải thích lại còn........
Dấu âm chứng tỏ nó chuyển động ngược chiều chứ sao :| (đoán thế =.=!)
sai

công thức hiệu quang trình đối với vân trung tâm sở dĩ đảo dấu vì d1>d2 thì d1'<d2', nghĩa là vân trung tâm lệch trái chiều so với nguồn sáng

còn công thức dưới ngược dấu vì vân sáng thứ 1 tính ở đây là vân sáng lệch về phía xa vân trung tâm ban đầu hơn so với vân trung tâm khi đã dịch chuyển, tương ứng với k âm trong công thức tính khoảng vân bình thường

nói cách khác, công thức dưới âm là bởi d_2'-d_1' > d_1-d_2
 
Top Bottom