[Vật lí 12] Giao thoa ánh sáng

T

tuyetkhongtan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thí nghiệm giao thoa tạo ánh sáng trắng với hai khe Iâng .Nguon sáng gồm ba bức xạ đỏ lục lam để tạo thành ánh sáng trắng .Bước sóng của ánh sáng đỏ ,lục ,lam theo thử tự o,64um 0,54um 0,48um.Vân trung tâm là sáng trắng ứng với sự chồng chập của ba vân sáng bậc k=0 của bức xạ đỏ lục lam .VÂn sáng đầu tiên kể từ vân trung tâm ứng với vân sáng bậc mấy của ánh sáng đỏ?
2) Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Iâng nguồn S phát ra ba ánh sáng đơn sắc với bươc sóng của ba tia là 0.42um 0.56um 0.7um .Số vân tím và vân màu lục giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống như màu của vân?
Mong thầy và các bạn giải chi tiêt cho em bài này ạ !!!!
 
H

hocmai.vatli

Chào em!
Bài 1:
Tọa độ vân sáng trùng nhau là x thì: [TEX]x=k_1i_1=k_2i_2=k_3i_3[/TEX] (1)
( bước sóng [TEX]i_1; i_2; i_3[/TEX] lần lượt là buớc sóng của ánh ánh đỏ, lục, lam)
Khi em tìm ra bộ giá trị [TEX]k_1;k_2; k_3[/TEX] nhỏ nhất thỏa mãn (1') như trong bài :
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=199595
Thì vân sáng đầu tiên cùng màu với vân trung tâm kể từ vân sáng trung tâm sẽ là vân sáng bậc [TEX]k_1[/TEX] ứng với ánh sáng màu đỏ; bậc [TEX]k_2[/TEX] ứng với ánh sáng màu lục; bậc [TEX]k_3[/TEX] ứng với ánh sáng màu lam
BÀi 2:
vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm là vị trí mà tại đó có sự chồng chập vân sáng của cả 3 bức xạ. Gọi M là vị trí gần vân trung tâm O nhất cùng màu với vân trung tâm O \Rightarrow [TEX]x_M=k_1i_1=k_2i_2=k_3i_3[/TEX] (1)
từ (1) \Rightarrow[TEX]\frac{k_1}{k_2}=\frac{\lambda _2}{\lambda _1}=\frac{4}{3}=\frac{20}{15}[/TEX] (2)
[TEX]\frac{k_1}{k_3}=\frac{\lambda _3}{\lambda _1}=\frac{5}{3}=\frac{20}{12}[/TEX] (3)
Thấy bộ giá trị nhỏ nhất là :k_1=20; k_2=15; k_3=12 xác định tọa độ điểm M
+ Từ vân trung tâm đến M có 19 vân sáng ứng với bước sóng [TEX]\lambda _1[/TEX]; 14 vân sáng ứng với bước sóng [TEX]\lambda _2[/TEX]; 11 vân sáng ứng với bước sóng [TEX]\lambda _3[/TEX]. Như vậy có tổng là 44 vân sáng của 3 bức xạ. Tuy nhiên trong số 44 vân đó sẽ có các vân sáng trùng nhau, và như vậy nghĩa là ta đã đếm 1 vân thành 2 lần
- Số vân của bước sóng [TEX]\lambda _1[/TEX] trùng [TEX]\lambda _2[/TEX]: Từ (2) \Rightarrow có 4 cặp [TEX](k_1=4;k_2=3);(k_1=8; k_2=6); ; (k_1=12; k_2=9);(k_1=16; k_2=12); [/TEX]
- Số vân của bước sóng [TEX]\lambda _1[/TEX] trùng [TEX]\lambda _3[/TEX]: Từ (3) \Rightarrow có 3 cặp [TEX] (k_1=5;k_3=3) ; (k_1=10;k_3=6) ;(k_1=15;k_3=9) ;[/TEX]
- Số vân của bước sóng [TEX]\lambda _2[/TEX] trùng [TEX]\lambda _3[/TEX]:
ta có tỉ số: [TEX]\frac{k_2}{k_3}=\frac{\lambda _3}{\lambda _2}=\frac{5}{4}[/TEX] \Rightarrow có 2 vân trùng nhau là cặp [TEX](k_2=5;k_3=4);(k_2=10;k_3=8) [/TEX]
\Rightarrow Như vậy có trong khoảng từ vân trung tâm đến vân cùng màu gần nó nhất ( điểm M) có:
+ Số vân màu tím là: 19-(4+3)=12
+ Số vân màu lục là: 14-(4+2)=8
 
Top Bottom