[Vật lí 12] Đề thi HSG

H

huutrang93

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tỉnh Khánh Hoà vừa tổ chức thi HSG bảng A vào ngày 11-11, hôm nay tôi post đề lên để các bạn làm thử
Bài 1:
Một vật có khối lượng m trượt không vận tốc đầu từ điểm cao nhất A của hình cầu bán kính r đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Bỏ qua ma sát
a) Tới độ cao h nào thì nó rời hình cầu?
b) Tính áp lực tại điểm B, biết bán kính OB ngiêng góc [TEX]\alpha=30^0[/TEX] so với OA.
*Lưu ý, điểm B không phải là điểm có độ cao h tính từ mặt đất
Bài 2:
1 giọt thuỷ ngân có khối lượng [TEX]M=2,72.10^{-3} kg[/TEX] đặt giữa 2 bản thuỷ tinh song song. Hỏi phải tác dụng 1 lực bằng bao nhiêu để giọt thuỷ ngân bẹt xuống có chiều dày là 0,1 mm?
Biết suất căng mặt ngoài của thuỷ ngân [TEX]\sigma=0,5 N/m[/TEX] và khối lượng riêng của thuỷ ngân [TEX]\rho=13,6.10^4 kg/m^3[/TEX] và thuỷ ngân coi như không làm ướt hoàn toàn thủy tinh
Bài 3:
1 tia sáng rọi dưới góc tới [TEX]\alpha[/TEX] lên 1 chồng N tấm trong suốt có bề dày như nhau, chiết suất tấm sau nhỏ hơn k lần so với tấm nằm trên nó, tấm trên cùng có chiết suất n. Hỏi góc tới tối thiểu phải bằng bao nhiêu, thì tia sáng không xuyên qua được hết các chồng tấm đó.
Bài 4:
Một thanh mảnh, đồng chất được treo nằm ngang bằng 2 sợi dây nhẹ, không dãn, chiều dài l. Tìm chu kì dao động xoắn của thanh theo 2 cách (phương pháp động ưlcj học và áp dụng định luật bảo toàn năng lượng).
Bài 5:
2 thanh ray song song với nhau được đặt trong một mặt phẳng lập với mặt phẳng nằm ngang 1 góc [TEX]\alpha[/TEX] và được nối ngắn mạch ở 2 đầu dưới. Khoảng cách giữa 2 thanh ray là L. Một thanh dẫn có điện trở R và khối lượng m có thể trượt không ma sát trên hai ray. Thanh này được nối với 1 sợi dây mảnh, không dãn, vắt qua một ròng rọc cố định và đầu kia của dây có treo một vật khối lượng M. Đoạn dây giữa thanh và ròng rọc nằm trong mặt phẳng chứa hai thanh ray và song song với chúng. Hệ trên được đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ [TEX]\vec{B}[/TEX] hướng thẳng đứng lên trên.
Ban đầu giữ cho hệ đứng yên, rồi thả nhẹ ra. Bỏ qua điện trở của 2 thanh ray. Xác định
a) Vận tốc ổn định của thanh.
b) Gia tốc của thanh ở thời điểm vận tốc của nó bằng một nửa vận tốc ổn định. (Cho rằng 2 ray và dây vắt qua ròng rọc là đủ dài).
Bài 6:
a) Cho các dụng cụ sau: 1 cuộn chỉ và 1 đồng hồ. Hãy trình bày 1 phương án để xác định thể tích lớp học của em.
b) Xác định độ từ thẩm [TEX]\mu[/TEX] của chất sắt từ.
Cho các linh kiện và thiết bị
_ 1 lõi sắt từ hình xuyến tiết diện tròn.
_ Cuộn dây đồng (có điện trở suất [TEX]\rho[/TEX] có thể sử dụng để quấn tạo ống dây
_ 1 điện kế xung kích dùng để đo điện tích chạy qua nó
_ 1 nguồn điện một chiều
_ 1 ampe kế 1 chiều
_ 1 biến trở
_ Thước đo chiều dài, panme, thước kẹp.
_ Ngắt điện, dây nối cần thiết.
Hãy nêu cơ sở lí thuyết và phương án thí nghiệm để đo hệ số từ thẩm [TEX]\mu[/TEX] của lõi sắt từ
Hình bài 1, 3 ,4
untitled-29.jpg
 
T

thienxung759

Bài 1:
Một vật có khối lượng m trượt không vận tốc đầu từ điểm cao nhất A của hình cầu bán kính r đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Bỏ qua ma sát
a) Tới độ cao h nào thì nó rời hình cầu?
b) Tính áp lực tại điểm B, biết bán kính OB ngiêng góc [TEX]\alpha=30^0[/TEX] so với OA.
*Lưu ý, điểm B không phải là điểm có độ cao h tính từ mặt đất
Mở hàng một bài. Khỏi cảm ơn đi nhé.:D
h kí hiệu trong bài là gì vậy?:confused:
sieuthiNHANH2009111331646odq3yzjlnw37246.jpeg
 
N

nganha846

Bài 6 câu a thôi. b không hiểu.
Theo SBT Vật lí 12 ở những trang gần cuối ta có:
Để có một đơn vị đo chúng ta tạo ra một con lắc.
(Dùng cuộn chỉ).
Cho cuộn chỉ dao động. Dùng đồng hồ bấm giây đo chu kì của nó.
Từ đó tính được chiều dài của sợi chỉ. ----> Có thước đo.
Rồi sau đó......lần lượt đo chiều dài, rộng, cao của phòng học.

Thank đi!:mad:
 
H

huutrang93

Bài 6 câu a thôi. b không hiểu.
Theo SBT Vật lí 12 ở những trang gần cuối ta có:
Để có một đơn vị đo chúng ta tạo ra một con lắc.
(Dùng cuộn chỉ).
Cho cuộn chỉ dao động. Dùng đồng hồ bấm giây đo chu kì của nó.
Từ đó tính được chiều dài của sợi chỉ. ----> Có thước đo.
Rồi sau đó......lần lượt đo chiều dài, rộng, cao của phòng học.

Thank đi!:mad:

Làm sao anh đo chiều cao của căn phòng, không lẽ anh bay lên nóc phòng rồi đo à?
 
N

nganha846

Phòng học thì phải có bàn ghế, đúng không.
Kê bàn trèo lên. Nếu một cái không đủ cao thì hai cái.:p

Còn nếu không thì thực hiện phương án này- tuy hơi khó.
Tung cuộn chỉ lên. Phải tung làm sao cho cuộn chỉ gần chạm trần thì bắt đầu rơi xuống. Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian nó bắt đầu rơi xuống cho đến khi chạm đất.

[TEX]h = \frac{gt^2}{2}[/TEX]
Thank đi!:p
 
H

huutrang93

Phòng học thì phải có bàn ghế, đúng không.
Kê bàn trèo lên. Nếu một cái không đủ cao thì hai cái.:p

Còn nếu không thì thực hiện phương án này- tuy hơi khó.
Tung cuộn chỉ lên. Phải tung làm sao cho cuộn chỉ gần chạm trần thì bắt đầu rơi xuống. Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian nó bắt đầu rơi xuống cho đến khi chạm đất.

[TEX]h = \frac{gt^2}{2}[/TEX]
Thank đi!:p

Dùng phương án kê bàn thì chắc là kê xong chẳng ai dám treo lên để đo đâu :p :p :p
Dùng phương án ném cuộn chỉ thì xem ra khả thi hơn, nhưng trước khi ném nên buộc lại để tránh tình trạng sợi chỉ xổ ra lung tung, làm sai lệch phép đo
 
Top Bottom