[Vật lí 12] Con lắc trong hệ quy chiếu.

T

thienxung759

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có 3 con lắc đơn cùng chiều dài, cùng khối lượng.
Con lắc 1, 2 mang điện tích [TEX]q_1, q_2[/TEX]
Con lắc 3 không mang điện.
Đặt 3 con lắc vào điện trường đều có [TEX]E [/TEX] hướng xuống.
Chu kì của chúng lần lượt là [TEX]T_1, T_2, T_3[/TEX] với [TEX]T_1 = \frac{1}{3}T_3, T_2 = \frac{2}{3}T_3[/TEX]
Tìm [TEX]q_1, q_2[/TEX] biết [TEX]q_1 + q_2 = 7,4*10^{-8}[/TEX]
 
C

caothuyt2

Có 3 con lắc đơn cùng chiều dài, cùng khối lượng.
Con lắc 1, 2 mang điện tích [TEX]q_1, q_2[/TEX]
Con lắc 3 không mang điện.
Đặt 3 con lắc vào điện trường đều có [TEX]E [/TEX] hướng xuống.
Chu kì của chúng lần lượt là [TEX]T_1, T_2, T_3[/TEX] với [TEX]T_1 = \frac{1}{3}T_3, T_2 = \frac{2}{3}T_3[/TEX]
Tìm [TEX]q_1, q_2[/TEX] biết [TEX]q_1 + q_2 = 7,4*10^{-8}[/TEX]

[tex]T_2=2.\pi.\sqrt{\frac{l}{g}}[/tex]
[tex]T_1=2.\pi.\sqrt{\frac{l}{g+\frac{q_1E}{m}}[/tex]
[tex]T_3=2.\pi.\sqrt{\frac{l}{g+\frac{q_2E}{m}}[/tex]
=>[tex]\frac{T_2^2}{T_1^2}=\frac{g+\frac{q_1E}{m}}{g}=1+ \frac{q_1.E}{mg}=4[/tex]
=>[tex]\frac{T_2^2}{T_3^2}=\frac{g+\frac{q_2E}{m}}{g}= \frac{9}{4}[/tex]
=>[tex]\frac{q_1}{q_2}=\frac{12}{5}[/tex]
mặt khác:[tex]q_1+q_2=7,4.10^{-8} --> q_1=5,22.10^{-8} C; q_2=2,17.10^{-8}[/tex]
 
L

luonbenem

[tex]T_2=2.\pi.\sqrt{\frac{l}{g}}[/tex]
[tex]T_1=2.\pi.\sqrt{\frac{l}{g+\frac{q_1E}{m}}[/tex]
[tex]T_3=2.\pi.\sqrt{\frac{l}{g+\frac{q_2E}{m}}[/tex]
=>[tex]\frac{T_2^2}{T_1^2}=\frac{g+\frac{q_1E}{m}}{g}=1+ \frac{q_1.E}{mg}=4[/tex]
=>[tex]\frac{T_2^2}{T_3^2}=\frac{g+\frac{q_2E}{m}}{g}= \frac{9}{4}[/tex]
=>[tex]\frac{q_1}{q_2}=\frac{12}{5}[/tex]
mặt khác:[tex]q_1+q_2=7,4.10^{-8} --> q_1=5,22.10^{-8} C; q_2=2,17.10^{-8}[/tex]

Bài làm của bạn chưa ổn .

Ta chưa biết dấu của [TEX]q_1 ; q_2[/TEX] nên với E hướng xuống thì ta không thể áp dụng CT : g'=g+a như thế được.

Ngoài ra : [tex]T_3=2.\pi.\sqrt{\frac{l}{g}}[/tex] chứ không phải [TEX]T_2[/TEX]

Bạn nên tập trung khi làm bài để tránh mắc sai xót nhé ;)
 
T

thienxung759

Hai điện tích này đều mang dấu dương vì chu kì của nó nhỏ hơn của con lắc không mang điện.
 
T

thienxung759

Bài nữa nhé.
Trong một thang máy có treo một con lắc đơn và một con lắc lò xo. Con lắc lò xo có m=0,5 Kg, K=2N/m.
Thang máy đi lên với gia tốc g/5 thì chu kì của hai con lắc này bằng nhau.
Tìm chiều dài dây của con lắc đơn.
 
E

earntolearn

Gia tốc trọng trường hiệu dụng của con lắc đơn : [TEX]g+\frac{g}{5}=\frac{6g}{5}[/TEX]Chu kì mới con lắc đơn T'
Chu kì con lắc lò xo không phụ thuộc vào gia tốc T''
[TEX]T'=T'' \Rightarrow \sqrt{\frac{l}{\frac{6g}{5}}}=\sqrt{\frac{m}{k}} \Leftrightarrow l=\frac{m*6*g}{5k} \Leftrightarrow l=3m[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
T

thienxung759

Xin nhờ các bạn xem lại
Tôi nghĩ q1=6.4*10^-8
q2=10^-8
Đáp án của bạn đúng rồi đấy.;)


Bài đơn giản hơn.
Con lắc đơn có vật nặng là một quả cầu nhôm (d=27000 N/m3) nặng 2Kg !, đang dao động với chu kì 2s thì được nhúng chìm vào nước.Để chu kì của con lắc này vẫn là 2s thì điều chỉnh dây treo ra sao?
 
Top Bottom