[Vật Lí 12] Cầu vồng thuộc loại Quang phổ gì?

V

vitoideptrai

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cầu vồng thuộc loại Quang phổ gì?
Hiện tại có 2 trường phái chọn là
1 Quang phổ liên tục : vì nó có màu liên tục từ đỏ đến tím
2 Quang phổ hấp thụ :vì nó do ánh sáng mặt trời khúc xạ tạo nên và ánh sáng của mặt trời thu được trên trái đất là quang phổ hấp thụ => quang phổ hấp thụ

Hjc @-) Vậy ai có khả năng giải đáp câu này toàn diện và chính xác nhất thì giải đáp dùm tớ đi
 
N

nhonx

Mình chọn trường phái 2. Và có thể là 1 nếu mấy bạn nghĩ vạch màu bị mất do quang phổ hấp thụ có thể nhìn thấy trên một cầu vồng khổng lồ cách xa hàng kilomét
 
M

maili

Mình theo trường phái 1, cầu vòng là do ánh sáng mặt trời bị khúc xạ, rồi phản xạ,..trong các giọt nước. Ở đây các giọt nước có vai trò như lăng kình gây ra hiện tượng tán sắc, giống như chiếu chùm ánh sáng trắng qua lăng kính vậy.
Nó phải là quang phổ liên tục chứ ??
 
C

chuthanhtiep

Cầu vồng thuộc loại Quang phổ gì?
Hiện tại có 2 trường phái chọn là
1 Quang phổ liên tục : vì nó có màu liên tục từ đỏ đến tím
2 Quang phổ hấp thụ :vì nó do ánh sáng mặt trời khúc xạ tạo nên và ánh sáng của mặt trời thu được trên trái đất là quang phổ hấp thụ => quang phổ hấp thụ

Hjc @-) Vậy ai có khả năng giải đáp câu này toàn diện và chính xác nhất thì giải đáp dùm tớ đi

em theo trường phái 2************************************************................
 
Last edited by a moderator:
M

mai_la_ban_tot

Cầu vồng thuộc loại Quang phổ gì?
Hiện tại có 2 trường phái chọn là
1 Quang phổ liên tục : vì nó có màu liên tục từ đỏ đến tím
2 Quang phổ hấp thụ :vì nó do ánh sáng mặt trời khúc xạ tạo nên và ánh sáng của mặt trời thu được trên trái đất là quang phổ hấp thụ => quang phổ hấp thụ

Hjc @-) Vậy ai có khả năng giải đáp câu này toàn diện và chính xác nhất thì giải đáp dùm tớ đi

Không phải quang phổ liên tục vì bản chất ánh sáng từ Mặt trời đến Trái đất thu được là quang phổ hấp thụ ( do bị khí quyển của Mặt trời hấp thụ: quang cầu nóng khoảng 6000K, sắc cầu nằm sát mặt quang cầu nóng khoảng 4500K => thoả điều kiện quang phổ hấp thụ) :D
SGK lý 12 trang 202 có nói quang phổ Mặt trời là quang phổ liên tục. Nhưng sẽ bị hấp thụ khi qua tầng điện li của Trái đất => thu được quang phổ hấp thụ

Hiện tượng cầu vồng là do tán sắc ánh sáng của ánh sáng Mặt trời qua các giọt nước.

=> mình chọn quang phổ hấp thụ
 
C

chuthanhtiep

Cầu vồng thuộc loại Quang phổ gì?
Hiện tại có 2 trường phái chọn là
1 Quang phổ liên tục : vì nó có màu liên tục từ đỏ đến tím
2 Quang phổ hấp thụ :vì nó do ánh sáng mặt trời khúc xạ tạo nên và ánh sáng của mặt trời thu được trên trái đất là quang phổ hấp thụ => quang phổ hấp thụ

Hjc @-) Vậy ai có khả năng giải đáp câu này toàn diện và chính xác nhất thì giải đáp dùm tớ đi

Nếu là quang phổ hấp thụ thì hình ảnh cầu vồng phải có dải đen nằm trên một nền màu biến thiên từ đỏ đến tím chứ, đàng này thì nó lại chỉ có dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím?

Nếu theo bản chất vật lí thì cầu vồng phải là quang phổ vạch hấp thụ vì ánh sáng mặt trời đã bị hấp thụ khi chiếu qua tầng khí quyển.

Nhưng nếu theo hình ảnh của dải màu biến thiên liên tục của cầu vồng thì nó là quang phổ liên tục.

Theo bản chất vật lí của hiện tượng quang phổ, mình cho rằng cầu vồng là quang phổ hấp thụ
Bác nào có ý kiến đê!!!
 
Last edited by a moderator:
V

vampire91

Nó chả là quang phổ gì hết ! bản chất của nó là hiện tượng tán sắc ánh sáng!!!! mọi người về đọc lại điều kiện để có quang phổ liên tục và quang phổ hấp thụ đi nhé!!!^.^
 
N

ntruongson

Ánh sáng Mặt Trời là quang phổ liên tục.
Ánh sáng Mặt trời đến trái đất là quang phổ hấp thụ.
qua những giọt nước mưa quang phổ hấp thụ bị tán sắc.
Vậy chọn Quang Phổ hấp thụ.
 
C

chuthanhtiep

Nó chả là quang phổ gì hết ! bản chất của nó là hiện tượng tán sắc ánh sáng!!!! mọi người về đọc lại điều kiện để có quang phổ liên tục và quang phổ hấp thụ đi nhé!!!^.^

Tại sao không là quang phổ? bạn giải thích đi???
+Mặt trời đóng vai trò là nguồn phát sáng, nhiệt độ rất cao
+Tầng khí quyển đóng vai trò là khối khí hấp thụ, có nhiệt độ thấp hơn nguồn phát (mặt trời)
+Các giọt nước mưa đóng vai trò như lăng kính, ánh sáng chiếu qua nó bị tán sắc
=> 3 điều kiện này là đủ xảy ra quang phổ hấp thụ
 
R

rocky000

mình cũng nghĩ đây ko phải là quang phổ j cả
đây đúng là tán sắc ánh sáng thôi
hơi nc trong không khí đóng vai trò lăng kính mà
 
Z

zajjen

theo mình đây chỉ là hiện tượng tán sắc ánh sáng chứ không phải quang phổ.
Bạn kiếm đâu ra câu hỏi này thế?????
 
N

nhonx

Ngớ ngẩn thật.Thế cái dải màu quang phổ thu được qua lăng kính không phải là hiện tượng tán sắc ánh sáng à? Cầu vồng cũng vậy thôi, nhưng ở đây các giọt nước là lăng kính, và bầu trời là màn hứng qp
 
Z

zajjen

ánh sáng đến trái đất đã là quang phổ hấp thụ. Cầu vồng tạo ra là do ánh sáng bị tán sắc mà ra. Đó không phải là một dải quang phổ hấp thụ hay liên tục.
 
M

maili

Vậy mọi người định nghĩa quang phổ là gì?
SGK NC nói: “máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích chùm sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc khác nhau”
Như vậy coi như quang phổ là chứng minh thư cho 1 chùm sáng đi, giống như khi nói đến He là phải có 2 proton vậy.
Máy quang phổ thành phần quan trọng nhất vẫn là lăng kính, mấy cái khác chỉ là hỗ trợ thôi.
Ở đây, giọt nước giữ vai trò lăng kính và nó phân tích ánh sáng mặt trời thành “cầu vòng”. Vậy có thể coi như cầu vòng là quang phổ của ánh sáng mặt trời ( câu cuối của nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ trong sách NC có nói: “tập hợp các vạch màu (hoặc dải màu) đó tạo thành quang phổ của nguồn S=>trường hợp này là cầu vòng)
Sau khi nghe mọi người nói, tôi chuyển sang trường phái 2: quang phổ hấp thụ.
 
V

vampire91

Đọc lại sách giáo khoa phần đọc thêm nguyên tắc tạo ra cầu vồng nhé !!!! >.<
 
C

chuthanhtiep

Vậy mọi người định nghĩa quang phổ là gì?
SGK NC nói: “máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích chùm sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc khác nhau”
Như vậy coi như quang phổ là chứng minh thư cho 1 chùm sáng đi, giống như khi nói đến He là phải có 2 proton vậy.
Máy quang phổ thành phần quan trọng nhất vẫn là lăng kính, mấy cái khác chỉ là hỗ trợ thôi.
Ở đây, giọt nước giữ vai trò lăng kính và nó phân tích ánh sáng mặt trời thành “cầu vòng”. Vậy có thể coi như cầu vòng là quang phổ của ánh sáng mặt trời ( câu cuối của nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ trong sách NC có nói: “tập hợp các vạch màu (hoặc dải màu) đó tạo thành quang phổ của nguồn S=>trường hợp này là cầu vòng)
Sau khi nghe mọi người nói, tôi chuyển sang trường phái 2: quang phổ hấp thụ.

Tôi đồng ý với quan điểm của bạn!
Đả đảo người nào bảo cầu vồng không phải quang phổ hấp thụ! đả đảo! đả đảo
Đây là đang nói "cầu vồng thuộc loại quang phổ gì?" chứ không phải nói "cầu vồng là hiện tượng gì?"
Thế mà có mấy người xông vào bảo cầu vồng là"hiện tượng tán sắc chứ không phải quang phổ" một câu trả lời vô nghĩa ngớ ngẩn??? không phân biệt câu hỏi đang hỏi cái gì
Nếu nói cầu vồng là hiện tượng gì? thì "cầu vồng là hiện tượng tán sắc ánh sáng" còn nói cầu vồng thuộc loại quang phổ gì thì "cầu vồng thuộc loại quang phổ hấp thụ"
Có thế thôi!
Đề nghị chấm dứt cuộc tranh luận này ở đây!
 
F

foephong

Đ/n:Quang phổ liên tục là quang phổ gồm một dải sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
Dải màu quang phổ liên tục.

N/p:Các chất khi bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra QPLT


Đ/n:Quang phổ vạch hấp thụ là hệ thống những vạch tối nằm trên nền quang phổ liên tục.
N/p:Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải thấp hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.


* Chú ý: Quang phổ của mặt trời ta thu được trên trái đất là quang phổ vạch hấp thụ của khí quyển. Dù Mặt trời vẫn là nguồn phát ra quang phổ liên tục, nhưng ánh sáng từ mặt trời đi qua lớp khí quyển đến TĐ cho ta quang phổ hấp thụ của khí quyển đó.

:)
Vậy Foe fans Phương án 2 hoàn toàn đúng
:)

cute_little_puppy3.jpg
 
F

foephong

Tôi đồng ý với quan điểm của bạn!
Đả đảo người nào bảo cầu vồng không phải quang phổ hấp thụ! đả đảo! đả đảo
Đây là đang nói "cầu vồng thuộc loại quang phổ gì?" chứ không phải nói "cầu vồng là hiện tượng gì?"
Thế mà có mấy người xông vào bảo cầu vồng là"hiện tượng tán sắc chứ không phải quang phổ" một câu trả lời vô nghĩa ngớ ngẩn??? không phân biệt câu hỏi đang hỏi cái gì
Nếu nói cầu vồng là hiện tượng gì? thì "cầu vồng là hiện tượng tán sắc ánh sáng" còn nói cầu vồng thuộc loại quang phổ gì thì "cầu vồng thuộc loại quang phổ hấp thụ"
Có thế thôi!
Đề nghị chấm dứt cuộc tranh luận này ở đây!

chuthanhtiep
ANH TA WA' KHÍCH ÒI HE HE HE HE :K
cute_little_puppy3.jpg
 
M

mai_la_ban_tot

Chắc tại tiêu đề ghi không rõ thôi. Nếu hỏi ánh sáng của cầu vồng thuộc loại quang phổ gì thì sẽ đúng hơn :rolleyes:
 
Top Bottom