[Vật lí 12] Bài tập

A

anhtuana12

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1 Cho các mức năng lượng của electron trong nguyên tử Hydro.
E1 = -13,6 eV; E2 = -3,40 eV; E3 = -1,51 eV; E4 = -0,85 eV ...
Có một khối khí H nguyên tử đang ở trạng thái cơ bản. Người ta kích thích khối khí đó bằng ánh sáng. Các photon có năng lượng nào dưới đây không bị khối khí hấp thụ.
Chọn một câu trả lời
A. 12,1 eV
B. 10,2 eV
C. 12,75 eV
D. 11,2 eV

2/Đèn neon dài 1,20m làm việc ở hiệu điện thế xoay chiều 119V. Đèn chỉ sáng khi giữa hai đầu cột khí có hiệu điện thế 84V. Nguồn có u=119 căn2 sin(100pi t)) (V). Kết luận nào sau đây đúng. Cho 119= 84 căn 2
Chọn một câu trả lời
A. Dòng qua đèn là một dòng xoay chiều, đứt quãng.
B. Trong một chu kì, dòng qua đèn trong thời gian 8,3 ms.
C. Đèn sáng nhấp nháy với tần số 50 Hz.
D. Dòng qua đèn là dòng một chiều nhấp nháy.

3 /So sánh nào sau đây đúng.
Chọn một câu trả lời
A. Ở hiện tượng quang điện trong không có khái niệm tương đương với công thoát electron quang điện.
B. Quang điện ngoài chỉ xảy ra với kim loại - Quang điện trong chỉ xảy ra với chất bán dẫn.
C. Hiện tượng quang điện trong và quang điện ngoài đều là hiện tượng phát xạ electron khi có ánh sáng thích hợp chiếu tới.
D. Hiện tượng quang điện trong và quang điện ngoài đều làm cho chất bị ánh sáng kích thích trở thành dẫn điện.

3/Tìm kết luận đúng về dòng xoay chiều.
Chọn một câu trả lời
A. Hiệu điện thế trên hai đầu cuộn cảm luôn vuông pha với dòng điện qua nó.
B. Tụ điện cho dòng xoay chiều qua vì trong mạch xoay chiều, điện môi của tụ thành dẫn điện.
C. Trong thực tế, mạch gồm cuộn cảm và tụ điện mắc nối tiếp không tiêu thụ năng lượng từ nguồn.
D. Dòng xoay chiều trong một mạch điện là một dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của nguồn.

4/Trong các so sánh sau giữa dòng điện xoay chiều công nghiệp tạo bởi các máy phát xoay chiều dùng cảm ứng điện từ và dòng điện xoay chiều trong khung dao động tạo sóng cao tần, so sánh nào đúng.
Chọn một câu trả lời
A. Đều là dòng hình sin, khác nhau về tần số.
B. Đều là dao động cưỡng bức với tần số của nguồn.
C. Đều có thể biến đổi biên độ để tải tín hiệu âm tần.
D. Năng lượng để duy trì dòng đều là cơ năng.

5/Kết luận nào sau đây sai.
Chọn một câu trả lời
A. Hiệu ứng quang dẫn xảy ra chỉ phụ thuộc vào cường độ ánh sáng kích thích mà không phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng đó.
B. Bước sóng của ánh sáng kích thích càng nhỏ hơn giới hạn quang điện thì quang-electron phát ra có động năng càng lớn.
C. Kim loại kiềm có trong vùng ánh sáng đỏ đến tím.
D. Tia gramma gây được hiệu ứng quang điện cho tất cả các kim loại.

giải thích giúp mình luôn nha cám ơn nhiều!
 
Last edited by a moderator:
H

hangsn1

Câu 3.2 A là thiếu chính xác .. Chính xác nhất phải là sớm pha pi/2 .. Nói vuông pha thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ cũng vuông pha với dòng điện mà
 
P

phata4u

C3.1b
3.2b nốt
4a
5b
3.2 d thì có mà vỡ mồm vì nói là ddxc trong mạch điện thì phải có R, L ,C
 
T

tanna.hanthuyen11a12

Với câu 1
theo tớ chúng ta nên làm thế này
Gọi năng lượng mà nt hấp thụ là Ek, năng lượng ban đầu là En
Ta có
En + năng lượng hấp thụ=Ek
mà En=-13.6 eV
Ek=(-13,6)/(k*k)
với k=mức kích thích +1
thay lần lượt năng lượng ở đáp án vào nếu k nguyên thì thoả mãn ko thì thôi tức là đó là đáp án đó bạn
 
T

tanna.hanthuyen11a12

còn bạn tranglolem thắc mắc vậy thì cũng đúng thôi
nhiều bạn bị nhầm chỗ đó lắm
với a ta tính dc K*k=9.0666 gì đó nhưng ta làm tròn luôn
nhưng nếu tính ra mà là 9.234 hay 9.123.. thì vứt ngay khỏi xét làm gì nhức đầu
thế nhé
Good luck!
 
N

nguyenthuydung102

\1 Cho các mức năng lượng của electron trong nguyên tử Hydro.
E1 = -13,6 eV; E2 = -3,40 eV; E3 = -1,51 eV; E4 = -0,85 eV ...
Có một khối khí H nguyên tử đang ở trạng thái cơ bản. Người ta kích thích khối khí đó bằng ánh sáng. Các photon có năng lượng nào dưới đây không bị khối khí hấp thụ.
Chọn một câu trả lời
A. 12,1 eV
B. 10,2 eV
C. 12,75 eV
D. 11,2 eV
bài này không có cách nào khác ngoài việc thử từng đáp án
một photon bị hấp thụ khi năng lượng của nó đúng bằng En-Em
trong đó n,m là các số tự nhiên
dễ thấyE1 -11.2 không ra đáp án nào trong số E2,E3... ở trên >> chọn đáp án D
2/Đèn neon dài 1,20m làm việc ở hiệu điện thế xoay chiều 119V. Đèn chỉ sáng khi giữa hai đầu cột khí có hiệu điện thế 84V. Nguồn có u=119 căn2 sin(100pi t)) (V). Kết luận nào sau đây đúng. Cho 119= 84 căn 2
Chọn một câu trả lời
A. Dòng qua đèn là một dòng xoay chiều, đứt quãng.
B. Trong một chu kì, dòng qua đèn trong thời gian 8,3 ms.
C. Đèn sáng nhấp nháy với tần số 50 Hz.
D. Dòng qua đèn là dòng một chiều nhấp nháy.

3 /So sánh nào sau đây đúng.
Chọn một câu trả lời
A. Ở hiện tượng quang điện trong không có khái niệm tương đương với công thoát electron quang điện.
B. Quang điện ngoài chỉ xảy ra với kim loại - Quang điện trong chỉ xảy ra với chất bán dẫn
Không chắc lắm,có lẽ là B,có bạn nào có đáp án không giúp tớ :D[/QUOTE].
C. Hiện tượng quang điện trong và quang điện ngoài đều là hiện tượng phát xạ electron khi có ánh sáng thích hợp chiếu tới.
D. Hiện tượng quang điện trong và quang điện ngoài đều làm cho chất bị ánh sáng kích thích trở thành dẫn điện.

3/Tìm kết luận đúng về dòng xoay chiều.
Chọn một câu trả lời
A. Hiệu điện thế trên hai đầu cuộn cảm luôn vuông pha với dòng điện qua nó.
B. Tụ điện cho dòng xoay chiều qua vì trong mạch xoay chiều, điện môi của tụ thành dẫn điện.
C. Trong thực tế, mạch gồm cuộn cảm và tụ điện mắc nối tiếp không tiêu thụ năng lượng từ nguồn.
D. Dòng xoay chiều trong một mạch điện là một dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của nguồn.

4/Trong các so sánh sau giữa dòng điện xoay chiều công nghiệp tạo bởi các máy phát xoay chiều dùng cảm ứng điện từ và dòng điện xoay chiều trong khung dao động tạo sóng cao tần, so sánh nào đúng.
Chọn một câu trả lời
A. Đều là dòng hình sin, khác nhau về tần số.
B. Đều là dao động cưỡng bức với tần số của nguồn.
C. Đều có thể biến đổi biên độ để tải tín hiệu âm tần.
D. Năng lượng để duy trì dòng đều là cơ năng.

5/Kết luận nào sau đây sai.
Chọn một câu trả lời
A. Hiệu ứng quang dẫn xảy ra chỉ phụ thuộc vào cường độ ánh sáng kích thích mà không phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng đó.
B. Bước sóng của ánh sáng kích thích càng nhỏ hơn giới hạn quang điện thì quang-electron phát ra có động năng càng lớn.
C. Kim loại kiềm có trong vùng ánh sáng đỏ đến tím.
D. Tia gramma gây được hiệu ứng quang điện cho tất cả các kim loại.
 
Top Bottom