[Vật lí 12] Bài tập

C

congtucan12

định lí động năng Wđcuối - Wđđầu= A=U.e

cho mình hỏi U với e lấy dấu âm dương như thế . khi nào A âm , khi nào dương nhé :(

ai nói với cậu như thế: Wđầu - Wcuối = A =e.Uh
mình chỉ được biết như thế này: trong mọi trường hợp thì e luôn lấy đấu dương còn Uh thì phải phân ra 3 trường hợp:
- với các e có động năng lớn nhất: W cuối = Wđầu- e.|Uh| tức là Uh luôn dương
đặc biệt: khi \bigcup_{}^{}AK = -Uh tức Iqđ=0 thì Wđầu=eUh
- khi \bigcup_{}^{}AK > o, lực điện trường là lực kéo thì: Wcuối = Wđầu + eUh
có 1 lần bọn mình kiểm tra thầy cho 1 câu:chiếu bước sóng lamda=0,18.10^-6vào bản cực âm của tb quang điện. khi giới hạn quang điện=0.3.10^-6. Để triệt tiêu dòng quang điện phải đặt Uh=?
A. -0,276V B. -27.6V C.-2,76V D.2,76V
đáp án làD :):)
 
D

d.hieu

ví dụ trên thì đáp án C mới đúng.Uh ko thể là dương dk khi đáp án có -2,76.t chak chắn đấy
 
M

mr_chipheo

[LÍ 12]giúp minh 1 chút lí thuyết
định lí động năng Wđcuối - Wđđầu= A=U.e
cho mình hỏi U với e lấy dấu âm dương như thế . khi nào A âm , khi nào dương nhé
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



Nói tóm lại cái này xuất phát từ biểu thức độ biến thiên động năng của chất điểm chuyển động khi chịu tác dụng của ngoại lực.
[ W đ -- W đo ] = A
Trong đó:
+ W đo là động năng ở thời điểm đầu (to)
+ W đ là động năng ở thời điểm cuối (t)
+ A là công của ngoại lực (hay gặp lực điện trường)

Khi nói đến độ lớn của A tức là nói đến giá trị (+) của A, còn nói đến dấu bất kì là hàm ý muốn nói đến vai trò của A đối với chuyển động của vật
Dấu của A có 2 trường hợp:
+Nếu ngoại lực là lực cản (A đóng vai trò công cản): do chịu tác dụng của lực cản cho nên năng lượng bị mất mát dần, động năng sẽ giảm, W đ <W đo => (W đ -- W đo)<0 => A <0
+Nếu ngoại lực là lực phát động hay lực kéo (A đóng vai trò công phát động): do chịu tác dụng của lực phát động tức là được truyền thêm năng lượng, động năng tăng, W đ >W đo =>( W đ -- W đo)>0 =>A>0

Trong hiện tượng quang điện công của ngoại lực là công của lực điện trường giữa Anot(+) và Katot(-)
Điện trường này được coi là điện trường đều (vai trò của Anot và Katot trong hiện tượng quang điện giống như 2 bản tụ đặt song song đối diện nhau).
Công thức tính độ lớn A (của F điện trường)=q.(E.d)=q.U=e.trị tuyệt đối{U(AK)}
Ở đây viết U(AK), với U(AK)>0 hoặc <0.
lúc đầu đặt giữa A-K sao cho A là cực dương, K là cực âm=>U(AK)= V(A)-V(K) >0(điện thế cao - điện thế thấp)
nhưng khi muốn triệt tiêu dòng quang điện thì phải đặt vào A-K một hiệu điện thế ngược sao cho A là cực âm, K trở thành cực dương=> U(KA)= V(K)-V(A)=-U(AK) >0=Uh (nhớ rằng Uh luôn âm)
Do vậy dựa vào điều kiện cụ thể của bài ra và các tóm tắt này để suy ra dấu của U(AK) trong biểu thức Độ biến thiên động năng.
 
Last edited by a moderator:
M

mr.kenngox

[LÍ 12]giúp minh 1 chút lí thuyết
định lí động năng Wđcuối - Wđđầu= A=U.e
cho mình hỏi U với e lấy dấu âm dương như thế . khi nào A âm , khi nào dương nhé
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



Nói tóm lại cái này xuất phát từ biểu thức độ biến thiên động năng của chất điểm chuyển động khi chịu tác dụng của ngoại lực.
[ W đ -- W đo ] = A
Trong đó:
+ W đo là động năng ở thời điểm đầu (to)
+ W đ là động năng ở thời điểm cuối (t)
+ A là công của ngoại lực (hay gặp lực điện trường)

Khi nói đến độ lớn của A tức là nói đến giá trị (+) của A, còn nói đến dấu bất kì là hàm ý muốn nói đến vai trò của A đối với chuyển động của vật
Dấu của A có 2 trường hợp:
+Nếu ngoại lực là lực cản (A đóng vai trò công cản): do chịu tác dụng của lực cản cho nên năng lượng bị mất mát dần, động năng sẽ giảm, W đ <W đo => (W đ -- W đo)<0 => A <0
+Nếu ngoại lực là lực phát động hay lực kéo (A đóng vai trò công phát động): do chịu tác dụng của lực phát động tức là được truyền thêm năng lượng, động năng tăng, W đ >W đo =>( W đ -- W đo)>0 =>A>0

Trong hiện tượng quang điện công của ngoại lực là công của lực điện trường giữa Anot(+) và Katot(-)
Điện trường này được coi là điện trường đều (vai trò của Anot và Katot trong hiện tượng quang điện giống như 2 bản tụ đặt song song đối diện nhau).
Công thức tính độ lớn A (của F điện trường)=q.(E.d)=q.U=e.trị tuyệt đối{U(AK)}
Ở đây viết U(AK), với U(AK)>0 hoặc <0.
lúc đầu đặt giữa A-K sao cho A là cực dương, K là cực âm=>U(AK)= V(A)-V(K) >0(điện thế cao - điện thế thấp)
nhưng khi muốn triệt tiêu dòng quang điện thì phải đặt vào A-K một hiệu điện thế ngược sao cho A là cực âm, K trở thành cực dương=> U(KA)= V(K)-V(A)=-U(AK) >0=Uh (nhớ rằng Uh luôn âm)
Do vậy dựa vào điều kiện cụ thể của bài ra và các tóm tắt này để suy ra dấu của U(AK) trong biểu thức Độ biến thiên động năng.

@:phèo ui,viết chữ bt đc hok
ken nhìn mà hoa cả mắt
thank nhìu nà
 
Top Bottom