[Vật lí 12] bài tập

V

vuphuongvl

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Hai con lắc lò xo giống nhau cùng có khối lượng vật nặng m = 10 g, độ cứng lò xo là k = 100pi2 N/m, dao động điều hòa dọc theo hai đường thẳng song song kề liền nhau (vị trí cân bằng hai vật đều ở cùng gốc tọa độ). Biên độ của con lắc thứ hai lớn gấp ba lần biên độ của con lắc thứ nhất. Biết rằng lúc hai vật gặp nhau chúng chuyển động ngược chiều nhau. Khoảng thời gian giữa ba lần hai vật nặng gặp nhau liên tiếp là
A. 0,04 s. B. 0,03 s.
C. 0,02 s. D. 0,01 s.
Câu 2: Một con lắc lò xo thẳng đứng có độ cứng k = 1 N/cm và vật có khối lượng m = 500 g. Ban đầu kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn là 10 cm rồi thả nhẹ cho nó dao động. Trong quá trình dao động vật luôn chịu tác dụng của lực cản bằng 0,005 lần trọng lượng của nó. Coi biên độ của vật giảm đều trong từng chu kì, lấy g = 10 m/s2. Số lần vật đi qua vị trí cân bằng đến khi dừng lại là
A. 50 lần. B. 150 lần. C. 100 lần. D. 200 lần
 
M

miducc

giup minh bai toan kho nay nhe cac ban

\Rightarrow
Câu 1: Hai con lắc lò xo giống nhau cùng có khối lượng vật nặng m = 10 g, độ cứng lò xo là k = 100pi2 N/m, dao động điều hòa dọc theo hai đường thẳng song song kề liền nhau (vị trí cân bằng hai vật đều ở cùng gốc tọa độ). Biên độ của con lắc thứ hai lớn gấp ba lần biên độ của con lắc thứ nhất. Biết rằng lúc hai vật gặp nhau chúng chuyển động ngược chiều nhau. Khoảng thời gian giữa ba lần hai vật nặng gặp nhau liên tiếp là
A. 0,04 s. B. 0,03 s.
C. 0,02 s. D. 0,01 s.
Câu 2: Một con lắc lò xo thẳng đứng có độ cứng k = 1 N/cm và vật có khối lượng m = 500 g. Ban đầu kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn là 10 cm rồi thả nhẹ cho nó dao động. Trong quá trình dao động vật luôn chịu tác dụng của lực cản bằng 0,005 lần trọng lượng của nó. Coi biên độ của vật giảm đều trong từng chu kì, lấy g = 10 m/s2. Số lần vật đi qua vị trí cân bằng đến khi dừng lại là
A. 50 lần. B. 150 lần. C. 100 lần. D. 200 lần


Mình mới có lời giải cho bài 2 thôi, bài 1 sẽ làm được trong thời gian sớm nhất
k=1N/cm=100N/m
Trọng lượng của vật P=0,5.10=5 (N)
\RightarrowLực cản có độ lớn Fc=0,005.5=0,025 N
Độ giảm biên độ sau 1 chu kì T là
A'=4Fc/k=4.0,025/100=10^-3 m= 0,1 cm
Con lắc dao động với biên độ A=10cm
\RightarrowSố dao động mà con lắc thực hiện được tới khi dừng lại là N=A/A'=10/0,1=100
Mà trong mỗi dao động con lắc đi qua vtcb 2 lần.\RightarrowĐáp án D
 
Top Bottom