[Vật lí 12] Bài tập

Q

quangtruong94

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu IV : Một thấu kính mỏng có chiết suất n=1.5 giới hạn bởi một mặt phẳng và một mặt lõm có R là 10cm .Đặt thấy kinh sao cho trục chính thẳng đứng ,mặt lõm hướng lên trên .Điểm sáng S nằm về 2 mặt lõm của thấu kính ,trên trục chính và cách thấu kính một khoảng d không đổi
1) tìm d biết S cho ảnh S' cách S một đoạn 18cm
2) đổ chất lỏng chiết suất n' vào mặt lõm thì ảnh cuối cùng của S nằm cách thấu kính 20cm .Tìm n' biết n' < 1.6

4.gif
giúp em luôn bài về cơ nhé
4.gif


Bài V : một tấm ván có khối lượng M đặt trên mặt sàn nhẵn nằm ngang .Trên tấm ván đặt quả cầu đặc , đồng chất kl m .Tác dụng lực F không đổi theo phương ngang lên tấm ván thì quả cầu lăn không trượt trên ván .Tìm gia tóc của ván và cầu
4.gif
 
Last edited by a moderator:
A

anhtrangcotich

Bài 1 thì áp dụng công thức tính tiêu cự thấu kính.

[TEX]\frac{1}{f_1} = (n-1)(\frac{1}{R_1}+\frac{1}{R_2})[/TEX]

Mặt lõm thì [TEX]R_1 = {-10 cm}[/TEX]
Mặt phẳng [TEX]R_2 = \infty[/TEX]

Vậy ta tính được tiêu cự.

Có tiêu cự thay vào hệ sau:
[TEX]\frac{1}{f} = \frac{1}{d}+\frac{1}{d'}[/TEX]
[TEX]d - d' = 18 cm[/TEX] ở đây [TEX]d' < 0[/TEX] do ảnh ảo.

Khi đổ chất lỏng vào bề lõm, ta xem như hệ này gồm 2 thấu kính ghét sát nhau. Công thức của hệ thấu kính ghép sát là: [TEX]\frac{1}{f} = \frac{1}{f_1}+\frac{1}{f_2}[/TEX]

Ta có [TEX]f_1[/TEX] ở câu a rồi.

[TEX]\frac{1}{f_2} = (n_2 - 1)(\frac{1}{R_1'}+\frac{1}{R_2'}}[/TEX]

[TEX]R_1' = 10 cm[/TEX] (lồi)
[TEX]R_2' = \infty[/TEX] (mặt chất lỏng).

Dừng lại tại đây, ta xét 2 trường hợp. [TEX]n < 1,5[/TEX]

Khi đó hệ này tương đương với 1 TKPK, ta tìm [TEX]f[/TEX] rồi suy ra [TEX]f_2[/TEX]

Xét [TEX]1,5<n<1,6[/TEX] khi đó hệ tương đương với một TKHT. Khi đó ta lại tìm [TEX]f[/TEX] suy ra [TEX]f_2[/TEX] suy ra [TEX]n[/TEX].

Trường hợp nào không thỏa mãn thì loại.

Bài 2.

Quả cầu lăn không trượt nên vận tốc dài của một điểm trên bề mặt nó bằng vận tốc dài của ván.

Mà vận tốc dài của điểm trên mặt cầu bằng vận tốc khối tâm.
Nếu xét trong hệ quy chiếu gắn với đất, khối tâm của quả cầu không đổi (do chuyển động ngược chiều với ván).

Gọi [TEX]a[/TEX] là gia tốc của ván.

Ma sát giữa ván và cầu là [TEX]F_{ms}[/TEX].
Áp dụng định luật II cho ván. [TEX]F - F_{ms} = m_1a[/TEX]
Áp dụng cho quả cầu

[TEX]F_{ms}R = \frac{2m_2R^2}{5}\frac{a}{R}[/TEX] (trong hệ quy chiếu gắn với đất, ma sát chỉ làm quả cầu quay tại chỗ).

Vậy ta có [TEX]F = F_{ms} + m_1a = (\frac{2m_2}{5}+m_1)a[/TEX]
 
Top Bottom