[Vật lí 12] Bài tập

H

huutrang93

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có cái này thấy hay hay, đưa lên mọi người làm thử

L1/409:
1 vật nhỏ bắt đầu trượt từ đỉnh khối nêm BHC có đáy HC=2,1m và góc [TEX]\hat{BCH}=\alpha[/TEX]. Hệ số ma sát giữa vật và mặt BC là k=0,14. Tính giá trị góc alpha ứng với thời gian đi xuống hết dốc nhỏ nhất. Thời gian ấy bằng bao nhiêu? Cho [TEX]g=9,8 m/s^2[/TEX]
untitled.jpg

L2/409:
1 sợi dây không khối lượng 1 đầu dây treo vào trần nhà, đầu còn lại buốc vật m. Dưới vật m nối với vật 2m bằng 1 lò xo. Ban đầu hệ ở trạng thái cân bằng, độ biến dạng lò xo là 3cm. Người ta đem đốt sợi dây
a) Tìm gia tốc vật ngay khi vừa đốt cháy
b) Sau bao lâu lò xo trở về trạng thái ban đầu? Tìm vanạ tốc các vật khi đó
untitled.jpg
 
A

anhtrangcotich

Bài 1 [TEX]\alpha \geq 90^0[/TEX] :))

Bài 2. Lực đàn hồi của lò xo khi dây chưa đứt là [TEX]F = 2mgk[/TEX]
Khi dây vừa đứt, áp dụng định luật II cho từng vật.
Vật 1.[TEX]mg + F = ma_1[/TEX]
Vật 2. [TEX]2g - F = ma_2[/TEX]
Vậy ta tính được [TEX]a_1 = 3g[/TEX]
[TEX]a_2 = 0[/TEX]

Xét hệ quy chếu gắn với khối tâm của hệ vật. Xem hai vật như hai con lắc lò xo độc lập, có điểm treo là khối tâm G và hai lò xo có độ cứng [TEX]k_1, k_2[/TEX]
Đối với con lắc 1, ta có [TEX]l_1 = \frac{2}{3}L[/TEX] (L là chiều dài lò xo).
Vậy [TEX]k_1 = \frac{3}{2}K[/TEX]

Chu kì của con lắc này là: [TEX]T_1 = 2\pi\sqrt[]{\frac{m}{k_1}}[/TEX]

Lại có [TEX]2mg = \Delta L.K \Rightarrow \frac{m}{K} = \frac{\Delta L}{2g}[/TEX]

Thay tiếp [TEX]k_1 = \frac{3}{2}K[/TEX] vào ta sẽ tính được [TEX]T_1[/TEX]

Vì khối tâm của hệ không đổi (ta đang xét teong hệ quy chiếu quán tính) nên con lắc thứ 2 phải dao động cùng pha với con lắc 1.

Như vậy [TEX]T_1 = T_2 = T[/TEX]

Cứ sau chu kì [TEX]T[/TEX] thì hai vật trở về vị trí như ban đầu.

Vận tốc của các vật lúc đó sẽ bằng với vận tốc của nó so với khối tâm, cộng với vận tốc của khối tâm.

Vận tốc của vật so với khối tâm chính là vận tốc của con lắc dao động điều hòa tại biên, và bằng 0.
Vận tốc của khối tâm thì là [TEX]V = gT[/TEX]
 
H

huutrang93

Bài 1 [TEX]\alpha \geq 90^0[/TEX] :))

Bài 2. Lực đàn hồi của lò xo khi dây chưa đứt là [TEX]F = 2mgk[/TEX]
Khi dây vừa đứt, áp dụng định luật II cho từng vật.
Vật 1.[TEX]mg + F = ma_1[/TEX]
Vật 2. [TEX]2g - F = ma_2[/TEX]
Vậy ta tính được [TEX]a_1 = 3g[/TEX]
[TEX]a_2 = 0[/TEX]

Xét hệ quy chếu gắn với khối tâm của hệ vật. Xem hai vật như hai con lắc lò xo độc lập, có điểm treo là khối tâm G và hai lò xo có độ cứng [TEX]k_1, k_2[/TEX]
Đối với con lắc 1, ta có [TEX]l_1 = \frac{2}{3}L[/TEX] (L là chiều dài lò xo).
Vậy [TEX]k_1 = \frac{3}{2}K[/TEX]

Chu kì của con lắc này là: [TEX]T_1 = 2\pi\sqrt[]{\frac{m}{k_1}}[/TEX]

Lại có [TEX]2mg = \Delta L.K \Rightarrow \frac{m}{K} = \frac{\Delta L}{2g}[/TEX]

Thay tiếp [TEX]k_1 = \frac{3}{2}K[/TEX] vào ta sẽ tính được [TEX]T_1[/TEX]

Vì khối tâm của hệ không đổi (ta đang xét teong hệ quy chiếu quán tính) nên con lắc thứ 2 phải dao động cùng pha với con lắc 1.

Như vậy [TEX]T_1 = T_2 = T[/TEX]

Cứ sau chu kì [TEX]T[/TEX] thì hai vật trở về vị trí như ban đầu.

Vận tốc của các vật lúc đó sẽ bằng với vận tốc của nó so với khối tâm, cộng với vận tốc của khối tâm.

Vận tốc của vật so với khối tâm chính là vận tốc của con lắc dao động điều hòa tại biên, và bằng 0.
Vận tốc của khối tâm thì là [TEX]V = gT[/TEX]

Bài 1: Bắt bẻ đề quá

Em dùng lượng giác, tính được cả thời gian min lẫn max

Bài 2: Đây là cách em giải

Ngay sau khi đốt dây, xét trong 1 khoảng thời gian [TEX]\Delta T[/TEX] rất nhỏ sao cho lực đàn hồi không thay đổi
Gia tốc 2 vật
[TEX]a_1=3g[/TEX]
[TEX]a_2=0[/TEX]
Quãng đường 2 vật đi được
[TEX]\Delta x_1=0,5.3g.\Delta T^2[/TEX]
[TEX]\Delta x_2=0[/TEX]

Như vậy, khi hết giai đoạn 1, lực đàn hồi là [TEX]F_{dh}=2mg-\frac{2mg}{0,03}.0,5.3g.\Delta T^2[/TEX]

Xét trong 1 khoảng thời gian [TEX]\Delta T[/TEX] tiếp theo rất nhỏ sao cho lực đàn hồi không thay đổi
Gia tốc 2 vật
[TEX]a_1=3g-\frac{2g}{0,03}.0,5.3g.\Delta T^2[/TEX]
[TEX]a_2=\frac{2g}{0,03}.0,5.3g.\Delta T^2[/TEX]
Quãng đường 2 vật đi được
[TEX]\Delta x_1=0,5.\Delta T^2.(3g-\frac{2g}{0,03}.0,5.3g.\Delta T^2)[/TEX]
[TEX]\Delta x_2=0,5.\Delta T^2.\frac{2g}{0,03}.0,5.3g.\Delta T^2[/TEX]
Độ dãn lò xo khi hết khoảng thời gian này là
[TEX]\Delta x=\Delta x_1 + \Delta x_2=0,5.3g.\Delta T^2[/TEX]

hic, biểu thức này em quên cách lấy tích phân
 
H

huutrang93

L1/408:
Con lắc đơn gồm quả cầu D khối lượng m=100g và dây treo dài 1 m. Con lắc lò xo gồm lò xo nằm ngang có khối lượng không đáng kể, độ cứng k=25N/m và quả cầu C giống hệt quả cầu D (khối lượng 100g) dao động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang.
1) Tìm chu kì dao động riêng mỗi con lắc
2) Bố trí 2 con lắc như hình vẽ sao cho khi hệ cân bằng lò xo không biến dạng, dây treo con lắc đơn thẳng đứng và 2 quả cầu D, C tiếp xúc nhau. Kéo lệch D khỏi vị trí cân bằng 1 góc [TEX]\alpha =0,1 rad[/TEX] rồi buông ra
a) Tìm vận tốc quả cầu D ngay trước khi va chạm quả cầu C
b) Tìm vận tốc quả cầu C ngay sau khi va chạm và độ nén cực đại của lò xo sau khi va chạm
c) Tìm chu kì dao động của hệ. Coi va chạm là xuyên tâm đàn hồi, bỏ qua mọi ma sát, lấy [TEX]g=10 m/s^2[/TEX], [TEX]\pi^2=10[/TEX]
untitled.jpg
 
Q

quangminhtan_1993

co ban nao chi giupminh anh cong thuc tao, lyhoa dum minh voi
vi du nhu dau can chang han...
 
Top Bottom